Page 79 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 79

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           thống xác định chắc chắn là không bao giờ có chuyện ấy.
                 Nhưng sự thật thế nào?
               Theo lời của Willie, cố vấn trưởng Quân đoàn IV, và cũng từng
           là cố vấn lâu năm của Quân đoàn II khi tôi làm tư lệnh trên đó, thì
           vấn đề này thuộc về chính trị, Tổng thống dù có biết rõ thì vẫn nói
           không! Vì sao? Vì đây là một lệnh phát xuất từ Ngô Đình Nhu,
           khẩu lệnh cho các đơn vị mà tình báo chiến trường của Mỹ đã thu
           lượm được qua các cuộc đối thoại. Các sĩ quan Quân Báo của Mỹ
           đều thống nhất tin tức về việc này, vì lệnh này xuống tận hạ tầng
           cơ sở, nên binh sĩ VNCH không còn truy lùng địch nữa."
                  Trở lại với nội tình chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn thì
           ngày càng căng thẳng và ngột ngạt hơn. Nhiều phe phái vẫn âm ỉ
           chống lại chế độ.
                Sự  cố  11-11-60  đã  không  giúp  cho  chế  độ  Diệm-Nhu  rút  ra
           được bài học chính trị nào. Trái lại chế độ càng ngày càng độc
           đoán và khép kín nhiều hơn. Không khí chính trị ngột ngạt và căng
           thẳng đó đã dẫn tới cuộc ném bom Dinh Độc Lập ngày 27-2-1962.
           Hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử (con trai thứ của
           cụ Nguyễn Văn Lực, đảng viên kỳ cựu của  VNQDĐ), khi được
           lệnh thực hiện một phi vụ hành quân tại Quân khu IV, vừa cất cánh
           khỏi phi đạo của căn cứ Không quân Biên Hòa, liền đổi hướng bay
           về Sài Gòn để ném bom (xuống cánh trái Dinh Độc Lập), vào giờ
           phút mà vợ chồng Ngô Đình Nhu đang say sưa giấc điệp. Trong
           lúc đó thì trung úy Nguyễn Văn Đính (anh ruột của Nguyễn Văn
           Cử,  một  sĩ  quan  Không  quân  thuộc  căn  cứ  Tân  Sơn  Nhất),  có
           nhiệm vụ liên lạc giữa "Bộ chỉ huy Đảo chánh" và hai phi công
           Quốc và Cử đúng như kế hoạch đã định (93). Ý định giết chết hai
           ông bà Nhu đã không thành công, chỉ có người vú em trông coi
           con cái cho bà Nhu bị chết trong vụ này mà thôi.
                Ông William Colby, giám đốc cơ quan CIA (Trung ương Tình
           báo Hoa Kỳ) tại Sài Gòn (1959-1962 và 1968-1971) kể lại trong
           hồi ký của mình "Vietnam, Histoire Secrête d'une victoire perdue"
           (bản dịch tiếng Pháp) về cuộc ném bom 27-2-1962 như sau:

               "Một buổi sáng tháng 2-1962, tôi sắp sửa đi làm thì nghe thấy
           tiếng động cơ máy bay ngay trên nóc nhà tôi (nhà ông Colby ở

                                           78
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84