Page 96 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 96

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             hòa thuyết phục chính phủ Diệm để chọn sự áp lực mạnh chống lại
             chế độ Diệm....
                  2.- Về trung gian của Mieczyslaw Maneli và Goburdhum trong
             Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến.
                  Dưới đây là những chi tiết tường thuật trong sách "A Death in
             November":
                  -  Trong một buổi tiếp  tân tại  Bộ Ngoại Giao,  Maneli có gặp
             Ngô Đình Nhu và được Nhu nói chuyện muốn hòa bình và chỉ hòa
             bình mà thôi. Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến có thể và phải
             đóng  một  vai  trò  quan  trọng  trong  việc  lập  lại  hòa  bình  ở  Việt
             Nam. Maneli trả lời sẵn sàng lãnh một vai trò hết sức tích cực và
             xây dựng có thể có trong ủy hội để tái lập hòa bình và thống nhất
             cho Việt Nam. Nhu trả lời là chính phủ Việt Nam mong hoạt động
             trong tinh thần của Hiệp định Genève mà Ủy hội Quốc tế có nhiệm
             vụ tuân thủ.
                   Tháng 7-1963, khi Maneli tới Hà Nội thì Bắc Việt thuận để ông
             Diệm cầm đầu miền Nam. Trước đó Hà nội còn đằng đằng sát khí
             theo kiểu Staline và buồn thảm. Sau đó, Hồ Chí Minh lên tiếng kêu
             gọi ngưng chiến. Hồ Chí Minh muốn Mỹ đừng can thiệp để có thể
             thỏa hiệp với ông Diệm lúc mà Mỹ đang xúc tiến việc đảo chánh.
             Maneli có thuật lại lời của Phạm Văn Đồng hỏi làm cách nào để
             gặp Ngô Đình Nhu. Chắc chắn Mỹ phải đi đến ngưng chiến, lập lại
             hòa bình và thống nhất trên một căn bản thực tế.
                   Theo Maneli, sở dĩ Bắc Việt muốn hòa bình là vì tư năm 1954
             Bắc Việt luôn luôn bị hạn hán mất mùa. Nước sông xuống quá
             thấp nên không thể tát nước lên ruộng trong lúc nước mặn của biển
             cứ tràn vào. Bắc Việt không khi nào đủ ăn nếu không có lúa của
             miền Nam, vì thế phải nhờ Nga Tầu tiếp tế nhiều tới nỗi phải nghĩ
             tới sự tự vệ với đồng minh. Nga Tầu chống nhau làm cho Bắc Việt
             phải chịu đựng sự hai đàn anh kình chống nhau và bị áp lực của
             Tầu. Maneli báo cáo sự thể nói trên cho chính phủ Nga và Ba Lan
             về triển vọng thông cảm giữa hai bên Nam Bắc, nhưng không cho
             Tầu biết.
                   Maneli cũng nói trong chuyến đi Hà Nội vào tháng 7-1963  cho
             biết có sự tiếp xúc giữa hai bên Nam Bắc và đại sứ Lalouette cũng
             có nghe nói như vậy. Nhưng có điều khó hiểu vì trong chuyến đi
             đó, Maneli có được Phạm Văn Đồng hỏi làm sao để gặp Ngô Đình

                                            95
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101