Page 97 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 97

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           Nhu như kể trên. Vấn đề quả là không rõ ràng.
                 Theo TS Hammer, thương thảo không vào chi tiết, chỉ vào hoạt
           động song song mỗi bên có thể giảm du kích và giảm hoạt động
           quân sự. Một đôi vùng chiến đấu giảm xuống, do hai bên chỉ huy
           thông cảm nhau. Cuối tháng 8 năm 1963, hoạt động quân sự của
           cộng sản tương đối giảm.

                  Về phiá Goburdhum, đại diện của Ấn Độ, Goburdhum nói khi
           ra Hà Nội có được biết Hà Nội muốn giao thương với Sài Gòn,
           nhưng không thể giao thương trong chiến tranh. Hồ Chí Minh nói
           "ông Diệm là một người yêu nước theo cách ông. Với tính độc lập
           của ông, ông Diệm gặp khó khăn trong việc giao tế với Mỹ vì Mỹ
           muốn kiểm soát tất cả. Nếu ông gặp ông Diệm thì nhớ bắt tay dùm
           tôi."
                  Goburdhum nhận thấy Hồ Chí Minh là một người Á Đông và
           là dân của một nước của thế giới thứ ba, nên thông cảm với cố
           gắng của chế độ Sài Gòn để thoát ra khỏi cái xiết quá chặt của
           đồng minh Hoa Kỳ. Hồ cũng khen Ngô Đình Nhu minh mẫn muốn
           thoát ra khỏi các mẫu mực chính trị của quá khứ. Goburdhum thấy
           đó là sự cởi mở về ngoại giao để giúp Nam Bắc thông cảm hầu lập
           lại hòa bình. Khi đó Việt Nam có thể theo đường lối của Ấn Độ và
           các nước trung lập khác.
                Trong lúc đó, tướng De Gaulle lên tiếng mời hai bên Nam Bắc
           Việt Nam tham dự một nỗ lực quốc gia cho độc lập, hòa bình và
           thống nhất. Ông nhấn mạnh đây không phải là ông muốn can thiệp
           vào  vấn  đề  Việt  Nam.  Ngoại  trưởng  Pháp  Maurice  Couve  de
           Murville giải thích đó là một lời tuyên bố về một chính sách có
           tầm xa rộng.
                    De Gaulle hứa Pháp sẽ hợp tác nếu hai bên Việt Nam muốn.
           Ông không cạnh tranh về kinh tế và quân sự nhưng tuyên bố đó
           của De Gaulle là quan trọng, thực tiễn và vô giá vì như Phạm Văn
           Đồng nhìn nhận, mối tình giữa Pháp Việt vẫn còn, mặc dù có chiến
           tranh và cách mạng, vì ảnh hưởng của văn hóa Pháp, truyền thống
           dân chủ và xã hội của Pháp.
                  Nhưng lúc đó Mỹ ráo riết thúc đẩy đảo chính, để tiếp tục chiến
           tranh và hạ Diệm để kiếm người "dễ sai khiến hơn". Hay tin này,

                                           96
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102