Page 95 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 95

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           lược. Ấp chiến lược đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ của họ. Ông
           Nhu thỏa thuận sẽ cứu cán bộ Việt Cộng bằng cách dùng chính
           sách chiêu hồi để khỏi giết cán bộ của họ như lời họ yêu cầu. Khi
           nào cán bộ Việt Cộng bị kẹt thì xin chiêu hồi. Trong câu chuyện,
           Phạm Hùng cũng trách sao giao những căn cứ quân sự cho Mỹ xử
           dụng. Ông Nhu nói Mỹ là đồng minh của miền Nam, Mỹ đến miền
           Nam và dĩ nhiên xử dụng những nơi đó chứ chính quyền Việt nam
           Cộng Hòa không có giao nhượng cho Mỹ những phần đất nào, vì
           đã tranh đấu lấy lại của Pháp cho Việt nam chứ không phải lấy lại
           để đưa cho Mỹ". (105).
                - Ông Hoàng Cơ Thụy trích dẫn tài liệu của Ngũ Giác Đài năm
           1971 cho biết rằng "Trong một mật điện gửi về Hoa Thịnh Đốn
           cuối tháng 8-1963, đại sứ Cabot Lodge báo cáo rằng qua sự trung
           gian của những người Pháp và những ngươi Ba Lan, ông Nhu đang
           bí mật tìm cách thương thuyết với Hà Nội và với Việt cộng" (106).
                 Tiến sĩ Ellen J. Hammer đã tập hợp được một số dữ kiện từ hồ
           sơ  mật  (không  phải  của  Ngũ  Giác  Đài  mà  của  Tòa  Bạch  cung)
           trong cuốn sách của bà nhan đề "A Death in November", trong đó
           bà  đã  nhắc  đến  sổ  ghi  nhớ  (memorandum)  của  Roger  Hilsman,
           người  đứng  đầu  văn  phòng  Viễn  Đông  Sự  Vụ  thuộc  Bộ  Ngoại
           Giao Hoa Kỳ, đến việc Maneli (đại diện ba Lan) cùng Goburdhum
           (đại diện Ấn Độ) trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến làm
           trung  gian  hòa  giải  giữa  hai  chính  quyền  Nam-Bắc,  cùng  việc
           tướng De Gaulle muốn đóng vai trò trong việc hòa giải ấy. Những
           đoạn  chính  dẫn  từ  sách  của  tiến  sĩ  Hammer  "A  Death  in
           November" mà ông Nguyễn Trân đã dẫn lại trong hồi ký "Công và
           Tội" (sđd, tr. 468-472) sẽ cho ta thấy rõ những sự kiện quan trọng
           này.
                "1.- Sổ nhật ký của Roger Hilsman.
                 Trong sổ nhật ký (memorandum) ngày 16 tháng 9 năm 1963,
           Roger Hilsman có ghi mục tiêu thối thiểu của Ngô Đình Nhu là
           giảm thiểu cố vấn Mỹ ở các điểm then chốt có ý  nghĩa chính trị
           như các ấp chiến lược. Mục tiêu tối đa là thương thuyết với miền
           Bắc để ngưng bắn, rút hết các người Mỹ ra khỏi Việt Nam và giữ
           Việt Nam cứ phân chia với chế độ trung lập hay Tito hóa. Hilsman
           cho đó là một cuộc phiêu lưu nên quyết định bỏ đường lối dung

                                           94
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100