Page 52 - No Em Mot Doi
P. 52
bữa cơm khoai, rồi mẹ lại lo việc nhà thay cho bà, đi ngủ
muộn hầu ngày hôm sau lại ra đồng khi trời chưa sáng rõ.
Ở đó tôi đã cùng bạn bè ngồi trên chiếu trải phủ nên
gạch lạnh chổng mông tập đọc chữ A, B đầu đời với ông Ký
Hồng tại làng Thành Lập và thày Phong tại Làng Vân có
thằng Trào làm trưỡng lớp khi tôi học lớp nhì, lớp nhất.
Hai làng chỉ cách nhau con đường cái lớn, mấy cái ao
rau muống, và hai rặng tre xanh yêu dấu như thành lũy gắn
bó với dân làng bằng tình quê lối xóm, bằng chén canh rau
đắng, bằng khúc cá mè kho nghệ vàng ươm, nên người dân
quê không bao giờ muốn bỏ làng ra đi. Họ không muốn bỏ
bờ ao ruộng lúa, không muốn bỏ mùi thơm gốc rạ trên cách
đồng ẩm ướt vừa có cơn mưa đầu mùa, và họ thương yêu
mái lá bốc khói lam chiều cam chịu sống cảnh nghèo ôm lấy
long nhau, ôm lấy tiếng khóc chào đời và nhớ dọng ù ơ tiếng
võng ru con vẳng qua liếp nhà gió trống mênh mang tiếng
gà gáy sáng, trưa, chiều.
Tôi đã theo mẹ bỏ làng ra đi trong lửa loạn quê
nghèo mấy mươi năm không hẹn ngày trở lại, nhưng thời
thế đã cho tôi được trở về nhìn lại làng xưa, hầu nhìn được
sự đổi thay tàn tạ hơn mấy mười năm trước. Những mái nhà
ngói biến mất, toàn làng nhìn chung lụp sụp như những túp
lều lớn, gian nhà tổ năm gian cột gỗ lim của ông nội tôi đã
chẳng còn. Cái duy nhất còn lại mà tôi nhìn thấy từ xa là
ngôi nhà thờ xây giữa làng loang lổ tường vôi, mái ngói vỡ
rêu phong với tháp chuông cao đen đủi có con sáo đang
đứng hót hiện trên bầu trời nắng đổ chiều về.
Quê tôi cách Hà Nội khoảng 20 cây số, nếu đi về làng từ
Hà-Nội trên quốc lộ số một, lái xe nửa vòng cua ở lối thoát
ngã ba cầu Rẽ, cầu Guột, cách chợ Lịm hai cây số rẽ trái đi
thẳng khoảng cây số là vào tới đầu làng.
51