Page 296 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 296
Ca Dao Thời Cộng Sản
mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra
lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời
gian bàn luận, sai đúng có sự tham gia của nhiều cái
đầu. Vả lại nếu người lãnh đạo tính toán sai lập tức
sẽ bị đối phương trừng phạt ngay, không sớm tỉnh
ngộ thì cả sự nghiệp có thể bị đổ vỡ. Đến thời hoà
bình thì chỉ còn dân chúng đối mặt với chính quyền,
quyền lợi khác nhau, nguyện vọng khác nhau, có
trăm ngàn thứ khác nhau trong một cộng đồng: dân
tộc, tôn giáo, văn hoá, điều kiện sống… trong một
thời gian dài tạm quên đi, tạm gác lại để lo việc lớn,
lúc này nhất loạt trỗi dậy, đòi hỏi và mỗi cá nhân đều
thấy cái mình đòi là quan trọng nhất, bức thiết nhất.
Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của
mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao? Nhưng người
dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để
nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với
các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả.
Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế
sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì
chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ?
Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng
chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không
bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những
kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào
sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ
còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có
cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra
nhiều chuyện tiếu lâm chính trị. Trong cả nước không
đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội vì nó là
thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật
vừa giả tràn gập các quán cà phê mỗi ngày. Không ra
được báo viết thì làm báo mồm vậy, lời nói bay đi lấy
đâu làm bằng, tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó
sẽ thành dư luận, không ai bắt giam được dư luận,
giết được dư luận, cái dư luận hỗn tạp, vô sở cứ mở
295