Page 300 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 300
Ca Dao Thời Cộng Sản
con cháu, cho giống nòi, đều là chuyện có thật cả,
không thể bóp méo hoặc bác bỏ. Mà giải thích về nó
cũng rất đơn giản. Chế độ tư bản của Pháp và Châu
Âu tiến bộ hơn, văn minh hơn chế độ phong kiến tập
quyền của Châu Á tới vài thế kỷ, là khoảng cách giữa
hai thời đại, nói như cụ Phan Chu Trinh. Thời Pháp
thuộc bọn thực dân chỉ cấm, bỏ tù, xử bắn những
người dám chống đối nó, trước hết là những người
cộng sản. Cuộc sống của dân chúng vẫn lầm than
như thời xưa, như thời phong kiến, khổ nhất vẫn là
nông dân, nhưng xã hội có thêm nhiều nghề mới do
công cuộc khai thác tài nguyên ở thuộc địa, hình
thành dần nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, có đô thị và
các trung tâm buôn bán, có các đường lớn xuyên
quốc gia và liên tỉnh, có cầu cống và đường sắt, có
báo hàng ngày, có tuần báo và tạp chí. Tiếng nói của
công chúng sau nhiều thế kỷ câm bặt đã được cất lên
bày tỏ thân phận và nguyện vọng của mình, dẫu còn
yếu ớt nhưng đã gây được tiếng vang trong cả nước.
Dầu xã hội phát triển một cách nhem nhuốc, đau đớn
nhưng vẫn hơn cái thời tù mù, tối tăm của thời phong
kiến. Thời thế là vị tư lệnh tối cao, không có học
thuyết nào, một thiên tài chính trị nào dám chống lại
những mệnh lệnh của nó. Dám chống lại nó học
thuyết sẽ tiêu tan, các chính khách thì thân bại danh
liệt. Chế độ thực dân tuy tàn bạo nhưng nó là sản
phẩm của thời đại này nên nó vẫn có khả năng ươm
cấy nhiều nhân tố tích cực, có giá trị bền vững cho
những xứ sở nó đô hộ. Còn những vương triều
phong kiến dẫu được cai trị bởi các bậc minh quân
thánh trí vẫn là những xã hội hủ lậu và thuộc về quá
khứ. Tài giỏi như Khang Hy, Càn Long nếu còn trị vì
Trung Quốc tới cuối thế kỷ 19 mà không chịu thay đổi
thể chế đã quá cũ kỹ thì vẫn cứ thua, có khi còn thảm
bại hơn vì lòng kiêu hãnh bệnh tật của họ. Cách tổ
chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa tới tận
299