Page 305 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 305
Vũ Ngọc Đĩnh-Chinh Nguyên
một kịch bản độc nhất. Có hai nhà văn lớn của Châu
Âu đều được mời xem màn diễn về một xã hội lý
tưởng do người cộng sản lãnh đạo. Ông Romain
Rolland thì khen không hết lời, còn ông André Gide
thì chê từ đầu đến cuối. Vì một ông chỉ nhìn có cái
mặt tiền, cái tổng thể, đến đâu cũng thấy dân chúng
ca hát, nhảy múa và vẫy cờ, vẫy hoa. Còn một ông lại
chỉ quan sát cái sân sau của chế độ và thân phận của
nhiều cá nhân ông có dịp tiếp xúc. Đám đông thường
cho ta cái cảm giác sai vì họ không thể giữ được tính
độc lập trong tình cảm và phán xét. Còn cá nhân thì
cái thân phận riêng tư của họ bao giờ cũng thuộc về
nhân loại hôm nay và mai sau.
Một xã hội mà công dân không được quyền
sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền
bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là
một xã hội không có chân móng. Các quốc gia cùng
sống với nhau trong một liên bang, gọi nhau là anh
em là đồng chí, nhìn ngoài thấy họ sống cũng yên ấm
vui vẻ. Vậy mà khi họ chia tay nhau cũng dửng dưng.
Và ngay lập tức họ nhận ra nhiều mối lợi trên đất
nước mình đã bị người anh em ruột thịt chia sẻ trong
một cuộc đổi chác không công bằng. Thế là bắt đầu
những cuộc tranh chấp các đường biên giới, đã có
lúc phải dùng đến xe tăng, đại bác để nói chuyện. Rồi
tranh chấp đường ống dẫn dầu và các mỏ dầu, các
căn cứ quân sự và các vùng biển có hạm đội. Khi Mỹ
và NATO muốn đặt căn cứ quân sự trên đất nước họ,
nhân danh chống khủng bố họ gật đầu liền đâu biết
Mỹ là đối thủ của nước Nga anh em. Yêu Mỹ là tất
nhiên vì Mỹ sẽ rót tiền vào những cái két rỗng của họ.
Ghét Nga cũng là lẽ đương nhiên vì xưa kia anh bắt
nạt tôi, lấn át tôi, xem tôi như chư hầu, như thuộc địa,
bây giờ chính là lúc tôi có quyền trả thù. Lúc giận
nhau thì nghĩ nông cạn thế, còn bình tĩnh lại thì giữa
các nước cộng hoà trong liên bang Xô Viết (cũ) vẫn
304