Page 302 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 302

Ca Dao Thời Cộng Sản
            sống của riêng mình chẳng hạn. Đã độc quyền về tư
            tưởng tất nhiên sẽ độc quyền cả về cách sống, vì mỗi
            học  thuyết  đều  có  phần  đạo  lý  của  nó,  nó  cần  tiêu
            chuẩn  làm  người  đã  được  lý  tưởng  hoá  của  nó  để
            làm khuôn mẫu cho tu sĩ và tín đồ. Tôi có một bà cô
            sống ở Hà Nội suốt thời Pháp tạm chiếm, là dân cũ
            của  Hà  Nội,  sau  này  giải  phóng  được  một  năm,  bà
            than thở với tôi, nghĩ rằng sống với cách mạng thì dễ
            mà  hoá  ra  rất  khó.  Bà  bảo  chính  phủ  gì  việc  lớn
            không lo toàn lo việc vặt, từ cách ăn mặc, cách yêu
            đương,  cách  nuôi  dạy  con  cái  là  những  việc  người
            dân tự biết cách lo, tự biết cách học, lo không nổi thì
            đã có dư luận xã hội lo giùm, từ cổ tới nay vẫn thế
            mà.  Lại  nói  về  những  tín  đồ  trung  thành  của  chủ
            nghĩa Mác, những chiến sỹ theo cách mạng từ thuở
            mới  lập  nước  là  đám  văn  nghệ  sỹ  chúng  tôi  cũng
            “sống không dễ” trong sự viết lách. Viết đúng luật lệ
            thì chỉ có hai chủ đề: căm thù và hy sinh. Cũng chỉ có
            ba loại người được tôn vinh: công, nông, binh. Cái thế
            giới mênh mông, nhiều màu sắc ngày một thu hẹp và
            chỉ có hai màu: đỏ là quân ta, đen là quân địch. Văn
            chương  cách  mạng  thoạt  đầu  cũng  lạ  so  với  văn
            chương  thời  trước  nên  được  bạn  đọc  trẻ  hoan
            nghênh. Nhưng cứ phải đọc mãi một vài đề tài quen
            thuộc,  một  vài  loại  người  quen  thuộc  và  những  tâm
            trạng rất quen thuộc ngay những bạn đọc trung thành
            cũng phải chán. Chính chúng tôi cũng tự chán mình.
            Tài  đã  kém  lại  bị  bó  chặt  từ  đầu  tới  chân,  xoay  tới
            xoay lui cũng chỉ có một vòng quay, ú ớ một cách nói,
            càng viết càng nhảm cũng là phải. Một nền văn nghệ
            phải  phục  vụ  chính  trị  (mà  chính  trị  thì  sớm  nắng
            chiều mưa) là đã mất một nửa tự do rồi, lại phải phục
            vu  chính  trị  theo  nghĩa  các  chủ  trương,  chính  sách
            của từng thời kỳ thì còn gì là tự do nữa. Ấy là chưa
            nói mỗi cấp cầm quyền lại  có những yêu cầu riêng,
            những  cách  đối  xử  riêng,  lúc  nhu  lúc  cương,  cái

                                       301
   297   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307