Page 301 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 301
Vũ Ngọc Đĩnh-Chinh Nguyên
đâu cũng vẫn tạo được những môi trường tự do và
dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát
triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng động.
Lại lấy thêm một ví dụ về nước Nga trong non một
thế kỷ qua. Dưới chế độ Xô Viết, người dân Nga
được nhà nước chăm lo hoàn toàn từ khi sinh đến khi
chết, nhưng họ vẫn không thích, vẫn thấy ngột ngạt vì
đó là cuộc sống không phải lo nghĩ của một trại tập
trung, con người bị đánh số, bị xếp theo khuôn, theo
hàng, chỉ nhìn thấy đám đông chứ không thể nhìn ra
từng con người riêng biệt, kể cả trong triết học và văn
chương. Còn thời bây giờ là một xã hội mạnh ai nấy
lo, người người lấn chen nhau, tranh cướp nhau vì
những tham vọng không được kìm nén, kỷ cương cũ
bị xoá bỏ, kỷ cương mới chưa kịp hình thành, mọi sự
đều phải làm lại từ đầu từ quốc kỳ, quốc ca, quân
kỳ… Nhưng xem ra chả có mấy ai than thở về hiện
trang hỗn loạn, họ cảm thấy thoải mái, bằng lòng với
cuộc sống đầy bất trắc của hiện tại vì lần đầu tiên họ
được lựa chọn cách sống của mình, thắng thua tự
mình gánh chịu, cũng là lần đầu họ biết nhận ra cái
“bản lai diện mục” của chính họ.
7.
Bất cứ nhà nước nào lấy học thuyết xã hội hoặc
tôn giáo thay cho hiến pháp thì trước sau sẽ chuyển
đổi thành nhà nước chuyên chế. Vì trong hàng triệu
công dân sẽ có nhiều nhóm người không cùng lòng
tin, không cùng tín ngưỡng với nhà cầm quyền. Họ
trở thành những cộng đồng đáng ngờ, sẽ bị phân biệt
đối xử, trước hết là mất quyền tự do tư tưởng, tự do
ngôn luận, tự do xuất bản. Đó là nói về tầng lớp trí
thức. Còn những người làm các nghề khác, chả dính
dáng gì đến sách vở cũng sẽ cảm thấy bị tước đoạt
nhiều quyền tự do, như quyền tự do lựa chọn cách
300