Page 307 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 307
Vũ Ngọc Đĩnh-Chinh Nguyên
cuốn như thời trẻ được đọc một cuốn tiểu thuyết hay,
tất nhiên là khó đọc hơn tiểu thuyết nhưng đã thích lại
có trải nghiệm bản thân hướng dẫn, không hiểu được
đầy đủ thì cũng hiểu được cái đại thể. Nhiều ý của bài
viết này là được cảm hứng từ hai tác giả đó.
Năm tôi 60 tuổi, khi viết về một bà cô đã ngoài
tám chục mà còn rất minh mẫn trong cách đối nhân
xử thế, bà vẫn giữ được tính cách riêng mà không
làm mất lòng một ai, từ con cháu trong nhà đến các
mối quan hệ ngoài xã hội. Tôi đã viết nếu bà cụ được
trời cho chứng sống đến trăm tuổi mà vẫn còn sáng
suốt ắt hẳn bà sẽ biết mọi bí mật của then máy tạo
hoá. Thật ra là tôi nói về tôi đấy, có hơi bốc đồng
nhưng tôi tin là tôi sẽ biết được con người nhiều hơn
nếu tôi được sống lâu hơn, không cần trăm tuổi, chỉ
cần 90 là đủ, miễn là vẫn giữ được một cái đầu bén
nhạy như bây giờ, sẵn sàng tiếp nhận mọi sự khác lạ
như bây giờ, kể cả sự phủ định chính mình. Năm ấy
tôi đã hiểu ra mọi sự rút gọn ở đời đều trái tự nhiên,
đều dẫn đến thất bại. Các cuộc cách mạng xã hội ở
nước ta trong suốt ba chục năm đều hỏng cả, đều
phải làm lại từ đầu, tất nhiên là theo hướng khác, mà
kết quả vẫn vừa chậm vừa dây dưa. Nguyên do là
các nhà lãnh đạo muốn rút gọn những công việc của
trăm năm thành chuyện chỉ làm trong mấy năm. Vì họ
chưa hiểu đầy đủ con người Việt Nam trong cuộc
sống đời thường, cái cuộc sống không có chiến tranh,
không có cách mạng xen vô, cái cuộc sống trôi đi
lặng lẽ của muôn đời. Nghĩ rằng người Việt Nam của
hôm nay đã khác nhiều với người Việt Nam trước
năm 1945 là một cách nghĩ rất thiển cận, tự gây cho
mình nhiều ảo tưởng trong việc trù liệu những việc
phải làm để kiến tạo một xã hội dân chủ và văn minh.
Mọi phong trào thi đua chả có ích lợi gì trong những
việc cần nhiều chăm sóc nhẫn nại, bền bỉ, bắt đầu từ
các cá nhân chứ không phải từ các đám đông với
306