Page 309 - Ca Dao Thoi Cong San quyen 3
P. 309
Vũ Ngọc Đĩnh-Chinh Nguyên
lại các cuộc cách mạng ấy chả đem lại bất cứ lợi lộc
nào, cho bất cứ giai cấp nào. Chỉ có những mất mát
thôi, người giàu thì mất cơ nghiệp được kiến tạo từ
nhiều đời, người nghèo thì mất những chỗ dựa cạy,
có thể mất cả công việc kiếm sống mỗi ngày để được
làm chủ một cái rỗng không. Có thực mới vực được
đạo, đã đói ăn thì ngay đến cái tư cách làm người
cũng không thế có nói gì đến đạo. Thành thử cái chủ
trương rất quyến rũ, rất “văn nghệ”, nhất là với giới tri
thức, của chủ nghĩa Mác “cải tạo thế giới, cải tạo con
người” hoá ra chuyện không đâu, nói cho vui, bây giờ
người ta cũng hay nhắc đến để chế giễu một học
thuyết xã hội chứa đầy những hoang tưởng.
10.
Do không hiểu con người cá nhân, hoặc chỉ
hiểu theo những phân tích máy móc, nông cạn của
chủ nghĩa duy vật cơ giới của thế kỷ 19, nên các
nước xã hội chủ nghĩa mới dám đặt ra những mục
tiêu huênh hoang nhằm cải tạo con người trong vài
thập kỷ nếu môi trường xã hội thay đổi. Nên mới gọi
nhà văn là “kỹ sư tâm hồn”! Văn chương do con
người làm ra để trao tặng cho con người một cách tự
do nhất, ít bị ép buộc nhất. Chỉ có văn chương mới
tôn trọng mọi giá trị của cá nhân, tôn trọng mọi lựa
chọn của cá nhân kể cả những thành kiến phi lý của
họ. Họ có quyền yêu mình hoặc ghét mình , tôn vinh
mình hoặc nguyền rủa mình, chả sao cả. Người viết
cứ viết người ghét cứ ghét kể cả cái quyền ném sách
vào lửa. Cái mục đích “tải đạo”, “giáo dục” của văn
chương không bao giờ lộ liễu, lộ liễu là văn chương
tồi. Vả lại chính người viết cũng không có ý định ấy,
họ viết bằng tâm sự thành thật của mình, những trải
nghiệm đau đớn của mình, họ viết cho họ trước rồi
cho độc giả sau, có khi họ cũng chả nghĩ đến những
người sẽ đọc họ, viết mà chơi thôi, viết để giải sầu rồi
308