Page 28 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 28
cảnh khác nhau có thể sinh khởi. Bất kể hoàn cảnh nào - mọi
người tin hay không, họ có vẻ được lợi ích hay không - chúng
ta cần phải có khả năng kham nhẫn bất kỳ hoàn cảnh nào xuất
hiện. Kham nhẫn chấp nhận đó là loại nhẫn thứ ba được nói
đến ở đây.
Khi chúng ta tiếp xúc với những người khác, không tránh
khỏi việc có những người cố gắng lừa dối, gian lận, làm tổn
thương chúng ta hoặc thiếu tôn trọng. Khi chuyện đó xảy ra,
chúng ta có thể tràn đầy sân giận, không thể chịu đựng sự đối
lập như vậy. Cố gắng nhẫn nhục là vô cùng quan trọng. Tại sao
vậy? Bởi vì đây là cách mà mọi người sống. Chúng sinh hữu
tình không phải là những vị Phật hoàn toàn giác ngộ, họ cũng
không phải là những Đại Bồ tát. Họ là những con người bình
thường trong sinh tử, có những cảm xúc phiền não: tham lam,
khát vọng, sân giận, mê lầm, kiêu ngạo, và ghen tị. Như vậy,
theo sau đó là sự ích kỷ và lừa dối, và ta cũng không thể trông
đợi họ cư xử như một vị Phật hay một vị Bồ tát. Điều sẽ xảy
ra là họ sẽ cố gắng làm hại, gây tổn thương hoặc lừa dối chúng
ta, theo bất cứ hình thức nào. Không có gì bất thường về điều
đó cả; đó chỉ là bản chất tự nhiên của sinh tử. Khi đối mặt với
chuyện bị người khác làm hại, chúng ta không nên bám vào
những tư tưởng: “Người ấy đang hãm hại tôi” hoặc “Người ấy
đã lừa dối tôi” hoặc “Người ấy đã nổi giận với tôi” hoặc “Điều
này không đúng!” Bởi vì nếu không thể nhẫn nhục với điều
này, chúng ta khiến sân giận sinh khởi. Thay vào đó, chúng ta
cần phải cố gắng tu tập chấp nhận những tổn thương và thiệt
hại do người khác gây ra. Đó là tu tập nhẫn.
Như Đại Bồ tát Tịch Thiên (Shantideva) đã nói: “Nếu ai
đó đặt bàn tay mình vào lửa, điều gì sẽ xảy ra? Bàn tay sẽ bị
phỏng. Đó có phải là lỗi của lửa không? Không. Bản tánh tự
Phần 1: Kinh Vua của Định 63