Page 24 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 24
tựu trạng thái giác ngộ viên mãn trong cùng một thân này
và đời sống này.
Thành tựu giác ngộ viên mãn trong một đời chỉ khả thi
nếu chính chúng ta một lòng thực hành chính Pháp với nỗ lực
toàn hảo nhất. Nếu không làm được như vậy, rất khó để trở
nên giác ngộ. Do đó, chăm chỉ hết mực được cho là vô cùng
quan trọng.
Chúng ta có thể tìm thấy câu chuyện cụ thể về sự nỗ lực
như vậy trong tiểu sử của một người thực hành vĩ đại - Đức
Milarepa. Ngài đã trải qua vô vàn gian khổ để có thể giác
ngộ viên mãn ngay trong đời này. Một người không chăm chỉ
hoặc không thích đón nhận bất kỳ gian khổ nào sẽ không dễ
dàng đạt một kết quả như vậy. Đồng thời, chúng ta có thể đọc
tiểu sử của Đại Thành tựu giả Đức Naropa, trong đó thuật
lại những thử thách và gian khổ lớn lao mà Ngài đã trải qua
để đạt thành tựu ở cấp độ cao. Những câu chuyện này giúp
chúng ta thấy cách phải nỗ lực trong thực hành Pháp.
Chúng ta cần phải hiểu sự cần thiết dứt khoát này để dấn
thân một lòng nỗ lực. Nếu không, chúng ta sẽ bắt đầu nghi
ngờ. Trong một chuyến đi nước ngoài của tôi, một người đàn
ông lại gần và nói: “Thưa Rinpoche, bảy năm trước đây, tôi đã
bước vào cánh cổng của Pháp và trở thành một Phật tử. Từ
đó đến nay, không có gì xảy ra cả; không có những dấu hiệu
của sự tiến bộ hoặc sự sinh khởi những phẩm tính đặc biệt.
Có thể là tôi không có mối liên hệ nhân quả thật sự với những
giáo lý của Đức Phật. Tôi đang suy nghĩ rằng có lẽ tôi nên
tìm và theo đuổi một sự thực hành tâm linh khác. Ngài nghĩ
như thế nào?” Câu trả lời của tôi là: “Giáo lý của Đức Phật
không có gì sai trái. Vấn đề không nằm ở đó. Vấn đề nằm
trong việc ông mong đợi có một dấu hiệu tiến bộ nào đó chỉ
Phần 1: Kinh Vua của Định 59