Page 21 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 21

HỌC TRÒ: Ngu độn hay vô minh thì vi tế hơn sân hay tham.
                Thế nên phương thuốc áp dụng cũng phải vi tế. Vô minh có

                phải là cái chúng ta kinh nghiệm như trạng thái bình thường
                của tâm? Nó có phải là tấm màn tự nhiên mà chúng ta phải
                làm tan biến hay nhìn thấu qua?

                RINPOCHE: Chúng ta đã nói ngu độn hay vô minh có

            thể là trộn lẫn hay không trộn lẫn. Vô minh không trộn lẫn
            là không hiểu, hiểu sai, hay cảm thấy nghi ngờ. Nhưng khi
            chúng ta nhìn vào cái không hiểu, hiểu sai hay cảm thấy nghi
            ngờ, chúng ta không tìm thấy thực thể nào cả. Vào giây phút

            khám phá sự không có thực thể này, trạng thái ngu độn và vô
            minh không còn nữa. Thay vào đó, một sáng tỏ sống động
            hiện diện. Cái tỉnh thức sống động ấy vượt khỏi ngu độn và

            ngu tối.


                HỌC TRÒ: Đôi khi bản tánh của tâm được thấy trong một
                thoáng chốc, như một le lói của sự thấy biết. Đâu là sự liên
                quan giữa khoảnh khắc ấy với tinh túy của giác ngộ?

                RINPOCHE: Theo Uttara Tantra (Luận Phật tánh), trạng
            thái thức tỉnh, tinh túy của giác ngộ, là chứng ngộ hoàn toàn

            bản tánh vốn có của những sự vật - Pháp tánh. Thí dụ được
            dùng ở đây là so sánh với một đứa bé mới sinh nằm trong một
            căn phòng. Mặt trời chiếu sáng bên ngoài và vài tia sáng lọt
            qua cửa sổ. Đứa bé thấy tia sáng mặt trời, nhưng không thể

            bước ra ngoài và thấy mặt trời thực sự. Khi lớn lên và có thể ra
            ngoài, nó sẽ thấy mặt trời. Có liên hệ nào giữa ánh sáng mặt
            trời mà đứa bé thấy với mặt trời thật? Hẳn là có, nhưng để

            thấy mặt trời thật thì phải chờ đi ra ngoài khi lớn lên.

                Theo cùng cách, một thoáng thấy của sự thấy biết, một
            chớp sáng của nội quán mà bạn nói thì cũng giống như tia



                                               Phần 1: Kinh Vua của Định      47
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26