Page 20 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 20
bất cứ tạo dựng trí thức nào cũng là một chướng ngại cho trí
huệ toàn giác.
HỌC TRÒ: Khi ngài nói định (samadhi), nó có giống như
trạng thái thiền định thực sự?
RINPOCHE: Vâng, chúng ta có thể nói như thế. Trong
tiếng Tây Tạng, ryamshag, từ dùng để diễn tả trạng thái thiền
định có nghĩa đen là “Nghỉ ngơi trong trạng thái xả”. Truyền
thống của những giáo huấn cốt lõi vạch ra hai cách lạc khỏi
trạng thái xả: một được gọi là “lạc vào tinh túy bất động” và
cái kia là “lạc vào sự khái quát tánh Không”. Khái quát tánh
Không nghĩa là trùm phủ ý niệm tánh Không lên khái niệm
của chúng ta về thực tại, giữ trong tâm ý niệm rằng mọi sự vật
cụ thể là trống không. Đây là một tạo dựng giả tạo làm che ám
trạng thái định.
HỌC TRÒ: Nếu bản tánh căn bản của tâm là tánh Không
thì trí huệ vốn sẵn ở đâu và cái gì là nguồn của nó?
RINPOCHE: Vấn đề sinh ra khi từ “tánh Không” không
được giải thích rõ ràng, nên tôi sẽ giải thích nó. Từ “Trống
không” trong đời thường để chỉ không có cái gì hiện diện, như
một cái tách trống không thì không chứa cái gì cả. Loại trống
không ấy trong truyền thống những giáo huấn cốt lõi gọi là
“Tánh Không vật chất”, nghĩa là không có gì cả. Nhưng trong
Phật giáo, tánh Không của tâm là trống không theo (nghĩa)
không được tạo thành bởi bất kỳ chất cụ thể nào. Nhưng đồng
thời, tâm trống không này có thể tri giác và nhận biết. Bạn có
thể chỉ ra người tri giác này chăng? Không, bạn không thể, bởi
vì tinh túy này là trống không. Cái biết không tách lìa với tánh
Không. Thế nên bạn có thể nói rằng cái biết trống không, tánh
Không theo nghĩa này là nguồn của trí huệ.
46 Khenchen Thrangu Rinpoche