Page 15 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 15
“chẳng tương tục” được dùng để chỉ điều được kinh nghiệm
một cách thực sự. Ở đây từ “chẳng tương tục” nghĩa là không
có “vật” gì nối kết quá khứ, hiện tại và tương lai.
Câu hỏi tiếp theo là, “Tâm có hoàn toàn không hiện hữu
giống như không gian vật lý, một cái trống không, không có
gì cả?” “Không, không phải như thế. Trong khi không có hình
dạng gì, không có hiện hữu cụ thể nào, thì đồng thời tâm có
phẩm tính “biết” thường được gọi là trí huệ sáng suốt. Trí huệ
sáng suốt này nghĩa là có một khả năng tri giác và thấu hiểu
bất cứ điều gì diễn ra. Bản tánh của tâm không chỉ là một
trạng thái trống không, không biết gì.
Đồng thời với trống không, bản tánh của tâm có phẩm
tính của trí huệ, của tỉnh giác bổn nguyên. Đức Phật giải thích
nguyên lý chính yếu này trong lần Chuyển pháp luân thứ Ba.
Điều này cũng được dạy trong Uttara Tantra (Luận Phật tánh),
một trong năm luận của Đức Di Lặc Maitreya. Trong những
giáo lý này, thực trạng của bản tánh trống không của chúng ta
được gọi là Phật tánh, Sugata - Garbha.
Phật tánh này được định nghĩa tổng quát như tiềm năng
cho giác ngộ tương lai của chúng ta. Nó là nền tảng cho hai trí
huệ mọc hiện từ bên trong: trí huệ biết bản tánh như nó là, và
trí huệ thấy tất cả hiện hữu. Phật tánh hiện diện trong dòng
tâm thức của tất cả chúng sinh. Trong Kinh Vua của Định, bản
tánh trí huệ này của tâm được gọi là “sự thức giác bổn nguyên
của Như Lai” và “được phú bẩm với phương diện tối thượng
của tất cả các phẩm tính giác ngộ”.
Điều này nghĩa là trong trạng thái của một người bình
thường chưa chứng ngộ bản tánh của tâm y như nó là, thức
giác bổn nguyên của Như Lai vẫn luôn hiện diện, và có mọi
36 Khenchen Thrangu Rinpoche