Page 13 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 13

“những giáo lý Tâm”, tiếng Tây Tạng là semtri, tức là chỉ ra
              bản tánh của tâm.

                  Giáo huấn chỉ thẳng thì khác hệ thống Kinh tổng quát, nơi
              sự diễn dịch được dùng như con đường. Những giáo lý của

              Kinh dùng lý tính trí năng để đến sự xác quyết về sự thật. Giáo
              huấn chỉ thẳng đưa bản tánh của tâm, bản tánh của những sự
              vật vào tri giác trực tiếp của chúng ta. Tương ứng với điều đó,

              chúng ta tìm thấy ở đây câu sem ngepar tokpa, “chứng ngộ
              tâm một cách dứt khoát”. Xin hãy hiểu rằng cái được diễn tả
              trong Kinh này, cũng như trong Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, là
              sự chứng ngộ dứt khoát trạng thái của tâm.

                  Theo hệ thống tổng quát của những giáo lý, chúng ta có

              thể diễn tả cái gọi là “tâm” hay “biết” có sáu phương diện
              thường được ám chỉ là “sáu thức”. Trong ngữ cảnh khác, nó
              được gọi là “tám thức”. Sáu hay tám phương diện này của sự
              biết được định nghĩa bởi những chức năng khác nhau hoạt

              động khi chú ý hướng ra ngoài. Nhưng trong thực hành định,
              chúng ta hướng chú ý vào trong, đến bản sắc của chính tâm.
              Chúng ta có thể khám phá rằng bản sắc của tâm là không tồn

              tại. Sự không tồn tại tự nhiên của cái được gọi là tâm này có
              nghĩa là khi khảo sát kỹ lưỡng trong và ngoài thân, cũng như
              nơi bầu trời trống không, chúng ta tự hỏi “Cái gì là “tâm” này,
              cái gì là “thức” này? Nó ở đâu? Nó có hiện hữu ở đây hay ở

              kia? Nó có hình dạng hay màu sắc gì? Nó có thể được định
              nghĩa như một vật cụ thể?” Bằng cách khảo sát theo cách này,
              chúng ta đạt đến cái hiểu rằng tâm không thể được tìm thấy
              qua một thực thể nào, với hình dạng hay sắc tướng mà có thể

              tri giác được.

                  Trong hệ thống chung của những giáo lý, tâm được diễn tả
              là có hiện hữu chất thể theo nghĩa có ý thức, biết và tỉnh thức.



              34        Khenchen Thrangu Rinpoche
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18