Page 17 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 17

áo mặc. Điều khôi hài là anh ta không thực sự phải chịu đựng
              như vậy, vì căn lều rách rưới của anh được dựng trên một đống

              vàng. Anh ta không phải chịu nghèo đói, nhưng bởi vì không
              biết vàng chôn ở dưới nhà mà tiếp tục khổ.

                  Bấy giờ có một người thấu thị đến, thấy sự nghèo khổ của
              anh là vô ích bởi vì anh đang sống trên kho vàng. Tràn đầy bi

              mẫn, người thấu thị nói với người nghèo khổ, “Anh đang chịu
              đựng nhiều nghèo khổ, nhưng không phải tiếp tục chịu đựng
              như vậy. Chỉ cần đào đất dưới căn nhà của anh thì vàng đã ở

              đó, tha hồ sử dụng.” Người nghèo khổ tin lời, khám phá ra
              kho vàng và từ đó trở nên giàu có.

                  Đây là một thí dụ minh họa tất cả chúng sinh đều có bản
              tánh đồng với tất cả các bậc giác ngộ. Không có chút khác biệt

              nào cả. Nhưng nếu không biết điều này, chúng ta tạo ra nhiều
              khổ đau cho chính chúng ta. Khi tái sinh không dứt trong sáu
              loại chúng sinh, chúng ta chịu mọi khổ đau không chỉ một

              lúc mà là từ những đại kiếp này sang đại kiếp khác. Thực ra
              chúng ta không đáng chịu mọi thống khổ này, bởi vì Phật tánh
              là trạng thái căn bản của tâm chúng ta. Nhưng chúng ta chưa

              chứng ngộ nó.

                  Khi chư Phật nhìn tất cả chúng sinh, các ngài nghĩ “Đáng
              buồn thay! Kinh khủng thay khi mọi chúng sinh chịu khổ như
              vậy một cách không cần thiết. Bản tánh sâu xa của tâm của tất

              cả chúng sinh là tinh túy giác ngộ - họ chỉ việc chứng ngộ điều
              đó!” Đây là điều chư Phật cố gắng dạy chúng ta. Các ngài chỉ
              ra bản tánh của tâm để chúng ta có thể chứng ngộ và từ bỏ

              sinh tử khi đạt được trạng thái giác ngộ trọn vẹn.

                  Như thế, thể trạng căn bản của tâm được gọi là “Trí huệ
              Phật” hay “trạng thái tỉnh thức về thức giác bổn nguyên.”



              38        Khenchen Thrangu Rinpoche
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22