Page 16 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 16
phẩm tính giác ngộ. Phẩm tính này là cái mà những bản kinh
định nghĩa như là Phật tánh và điều Đức Di Lặc Maitreya nói
trong Uttara Tantra (Luận Phật tánh): “Như nó đã hiện hữu
trước kia, thế nên nó sẽ hiện hữu về sau. Nó là bản tánh vốn
có, bất biến của Pháp tánh.”
Dù chúng ta là những chúng sinh bình thường, bản tánh
của tâm chúng ta vẫn có những tiềm năng giác ngộ trọn vẹn.
Sau khi người ta thức tỉnh hoàn toàn với giác ngộ trọn vẹn,
bản tánh này của tâm vẫn như thế; không thay đổi. Chứng
ngộ hay không chứng ngộ thì bản tánh của tâm không hề
biến chuyển. Đó là lý do Đức Phật nói bản tánh chúng ta là
thức giác bổn nguyên của Như Lai, với tất cả những phẩm
tính giác ngộ.
Uttara Tantra (Luận Phật tánh) dùng chín thí dụ để minh
họa sự hiện diện của Phật tánh trong tâm của tất cả chúng
sinh, cho dù chúng sinh đó chưa chứng ngộ. Khi nhận biết
bản tánh của tâm và bắt đầu tu hành trong nó, chúng ta không
hoàn thành cái gì mới chưa từng có mặt; chúng ta chỉ chứng
ngộ sự hiện hữu của cái vốn đã hiện diện, cái sở hữu một phẩm
tính bất biến.
Tôi sẽ giải thích một trong chín thí dụ này. Hãy xem xét
một kho vàng khổng lồ chôn lấp dưới đất hàng nghìn năm,
phủ rác và cặn bã. Trong thời gian ấy, vàng không hoàn thành
chức năng của nó; nó không được dùng như là vàng. Tuy
nhiên bản thân nó vẫn là vàng. Dù được khám phá hay không
thì nó vẫn là vàng. Bản tánh vàng không thay đổi và sẽ không
thay đổi dù thế nào.
Đến một thời điểm, một người nghèo dựng lều trên kho
vàng ấy. Anh ta chịu khổ nhiều vì không đủ tiền mua đồ ăn,
Phần 1: Kinh Vua của Định 37