Page 14 - Kinh vua cua Dinh_Trial book
P. 14

Nhưng khi chúng ta tìm kinh nghiệm của mình về thực thể
            ý thức này, chúng ta không tìm thấy cái gì có thể định nghĩa

            được. Với một tâm như thế, nếu tồn tại, có thể thiết lập sự
            hiện hữu của nó như một thực thể cụ thể. Nhưng chúng ta
            thấy rằng không thể thiết lập hiện hữu cụ thể cho tâm ấy. Đó
            là bởi vì tâm là trống không trong bản tánh. Thế nên Đức Phật

            đã dạy rằng mọi hiện tượng đều trống không.

                Thường thì người ta tin rằng tánh Không là cái gì sâu xa,
            rất xa, là điều không thể hiểu được và hoàn toàn vượt khỏi
            tầm nắm bắt của chúng ta. Nhưng thật ra, nó không phải là
            cái gì khó hiểu. Ngay lúc nhìn vào tâm bạn, người tri giác, và

            hỏi: “Cái gì là tâm?” bạn không tìm thấy nó. Lý do là bản tánh
            của nó là tánh Không. Thế nên, Đức Phật nói rằng định là sự
            chứng ngộ dứt khoát, rốt ráo tâm.

                Như vậy, tâm là tánh Không. Ở đây, trong Kinh này có
            những diễn tả thực trạng, sự kiện tâm vốn trống không mọi

            bản sắc. Đức Phật giải thích rằng tâm là không sinh, không
            tương tục cũng không chẳng tương tục. Cái thấy thấu suốt
            này khiến chúng ta buông bỏ gánh nặng của hiện hữu sinh

            tử. Những điều này chỉ ra chân lý rằng tinh túy của tâm là
            tánh Không.

                Tánh Không được chứng nghiệm rõ ràng khi chúng ta nhìn
            vào thật trạng của tâm mình và thấy nó thực sự là như thế nào.
            Do không tìm thấy cái gì được gọi là tâm, không chỉ chúng ta

            không tìm thấy tâm chúng ta mà người khác cũng không thể
            tìm thấy. Đây là điều Đức Karmapa thứ Ba, Rangjung Dorje
            ngụ ý khi nói, “Bạn không thể nói rằng tâm hiện hữu bởi
            vì thậm chí Phật cũng không thấy nó.” Không chỉ chúng ta

            không thể tìm thấy nó mà Phật cũng không thể tìm thấy một
            sự vật cụ thể gọi là “tâm”. Những câu “không sinh khởi” và



                                               Phần 1: Kinh Vua của Định      35
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19