Page 59 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 59
+ Đối với một số tội phạm có tính chất riêng, người thực hành ở trường hợp
thứ 2 không thể xảy ra ở những tội đòi hỏi phải tự mình thực hiện hành vi phạm
tội như: Tội hiếp dâm (Điều 141), hoặc Tội loạn luân (Điều 184)… ở những tội
phạm này chỉ có thể là người thực hành ở trường hợp người thứ nhất.
+ Trong một vụ đồng phạm, có thể chỉ có một người thực hành cũng có thể
có nhiều người thực hành.
Nếu chỉ có một người giữ vai trò là người thực hành thì hành vi của người
đó phải thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể mới được
coi là tội phạm hoàn thành.
Trường hợp một vụ án đồng phạm có nhiều người thực hành, khi tách riêng
hành vi của mỗi người có thể đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cũng có thể chưa
đủ. Trong trường hợp này, để được coi là tội phạm hoàn thành thì không nhất thiết
tất cả những người thực hành đều phải thực hiện trọn vẹn hành vi khách quan
trong cấu thành tội phạm, mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi
khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm nhưng tổng hợp hành vi của
họ lại thì phải đủ yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể trong BLHS. Đây là điểm
khác so với trường hợp phạm tội riêng lẻ.
+ Đối với những tội mà cấu thành tội phạm quy định chủ thể tội phạm là chủ
thể đặc biệt, thì người thực hành hay những người cùng trực tiếp thực hiện tội
phạm phải thỏa mãn những dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Còn những người đồng
phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không đòi hỏi phải
thỏa mãn những dấu hiệu đó.
2. Người tổ chức
Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Người
tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm”.
- Người chủ mưu
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1968 thì: “là
kẻ chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, gợi ra những âm mưu, phương
hướng hoạt động chủ yếu, kích động thúc đẩy đồng bọn hoạt động. Chủ mưu có
thể trực tiếp đứng ra cầm đầu điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có
54