Page 61 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 61
+ Thúc đẩy, được hiểu là bằng các thủ đoạn khác nhau làm người bị xúi giục
nảy sinh ý định phạm tội và mau chóng thực hiện tội phạm.
- Hành vi của người xúi giục có đặc điểm:
+ Hành vi xúi giục trong vụ đồng phạm phải trực tiếp và cụ thể.
Trực tiếp có nghĩa là hành vi xúi giục phải trực tiếp nhằm vào một hoặc một
số người xác định.
Mặt khác, hành vi xúi giục phải cụ thể, tức là phải nhằm tới việc thực hiện
một tội phạm cụ thể.
+ Hành vi xúi giục phải có hiệu quả.
Nghĩa là phải làm cho người bị xúi giục không những nảy sinh ý định phạm
tội mà còn thực hiện ý định đó trên thực tế.
4. Người giúp sức
Khoản 3 Điều 17 BLHS quy định:
“Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho
việc thực hiện tội phạm”.
- Giúp sức về vật chất: Là cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội (dao,
súng, xe máy để thực hiện hành vi giết người...) hoặc giúp sức về kỹ thuật, chứa
chấp, dẫn đường, che giấu...hoặc tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết khác
cho người thực hành được dễ dàng, thuận lợi như vô hiệu hóa các biện pháp của
lực lượng công an.
- Giúp sức về tinh thần là hành vi cung cấp những gì tuy không có tính vật
chất nhưng đã tạo cho người thực hành những yếu tố thuận lợi trong việc thực
hiện tội phạm. Hành vi giúp sức về tinh thần có thể kể đến như:
+ Góp ý kiến vào kế hoạch thực hiện tội phạm, khắc phục các trở ngại, thủ
đoạn che giấu, trốn tránh pháp luật...
+ Cung cấp các thông tin cần thiết về nạn nhân, về đối tượng tác động của
tội phạm,... để việc thực hiện tội phạm được hiệu quả.
Với tính chất trên, hành vi giúp sức có các đặc điểm sau:
+ Thứ nhất, hành vi giúp sức có thể được thực hiện bằng hành động hoặc
không hành động.
56