Page 63 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 63

Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm, trong đó một hoặc một số

                  người tham gia thực hiện tội phạm giữ vai trò là người thực hành còn những người

                  đồng phạm khác giữ vai trò người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức.

                        3. Căn cứ vào tính chất đặc biệt trong mối quan hệ giữa những người

                  đồng phạm, đồng phạm được phân loại thành: đồng phạm có tổ chức (phạm

                  tội có tổ chức) và đồng phạm thông thường (không có tổ chức)

                        Khoản 2 Điều 17 BLHS quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng

                  phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm”.

                        Đồng phạm có tổ chức có những đặc điểm sau:

                        - Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt động có tính chất

                  lâu dài, bền vững, thường có sự phân công vai trò thực hiện tội phạm khác nhau

                  giữa những người đồng phạm nhằm thực hiện nhiều tội, phạm tội nhiều lần.

                        - Nhóm tội phạm luôn có sự bàn bạc, thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện

                  tội phạm, những người đồng phạm thường có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi

                  mặt cho việc thực hiện cũng như che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn

                  tinh vi, xảo quyệt.


                        - Nhóm tội phạm luôn tồn tại quan hệ “chỉ huy - phục tùng”, đảm bảo sự
                  phối hợp hoạt động phạm tội giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi người đồng


                  phạm đều phải chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức
                  như một công cụ trong hoạt động phạm tội của mình.


                        Chính vì vậy, phạm tội có tổ chức có khả năng cho phép thực hiện tội phạm
                  liên tục, nhiều lần, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.

                        IV. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM

                        1. Cơ sở trách nhiệm hình sự trong đồng phạm


                        Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp

                  lý của việc thực hiện tội phạm. Như vậy, trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý

                  bất lợi mà người phạm tội có thể phải gánh chịu khi thực hiện tội phạm do Tòa án

                  áp dụng.

                        Điều 2 BLHS năm 1999 quy định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự:

                  “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu


                                                              58
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68