Page 60 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 60

thể không tham gia tổ chức, hoạt động theo lối ném đá giấu tay”.

                        - Người cầm đầu

                        “Người cầm đầu là kẻ đứng ra thành lập tổ chức phản cách mạng, hoặc

                  tham gia soạn thảo chính cương, điều lệ hoặc các âm mưu, phương hướng chính

                  cho tổ chức phát triển và hoạt động hoặc có các kế hoạch để thực hiện tội phạm.

                  Bọn cầm đầu phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn và đôn đốc điều khiển

                  mọi hoạt động của tổ chức và về đại thể nắm được hoạt động của tổ chức”.

                        - Người chỉ huy

                        “Người chỉ huy là kẻ điều khiển trực tiếp các hoạt động tội phạm có vũ trang

                  hoặc bán vũ trang như trong các tội bạo loạn, tội gián điệp, tội cướp của, tội giết

                  người”.

                        Từ những sự phân tích trên cho thấy, người tổ chức là người đề xướng ra

                  việc thiết lập băng, nhóm phạm tội có tổ chức; trực tiếp đứng ra thành lập băng,

                  nhóm hay trực tiếp điều khiển, chỉ đạo hoạt động phạm tội của băng, nhóm.

                        Xét về mặt chủ quan, người tổ chức luôn nhận thức được hành vi tổ chức

                  việc thực hiện tội phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hành


                  vi trực tiếp thực hiện tội phạm của đồng bọn do y điều khiển, chỉ đạo là nguy hiểm
                  cho xã hội, nhận thức được hậu quả phạm tội chung và mong muốn nó xảy ra.


                        3. Người xúi giục
                        Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017  quy định: “Người


                  xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”.
                        + Kích động, được hiểu là bằng lời nói, cử chỉ, hành động, thư từ, thơ văn,


                  ngụy biện, thần quyền, giáo lý,… để khuyên nhủ, khêu gợi tác động vào tâm lý

                  người khác làm họ nảy sinh ý định phạm tội. Sự kích động cũng có thể bằng thủ

                  đoạn khác nhau như tác động vào tâm tư tình cảm, sự ghen tuông, gây mâu thuẫn,

                  bất mãn hoặc các khó khăn trong đời sống người khác để hướng họ vào việc thực

                  hiện tội phạm.

                        + Dụ dỗ, được hiểu là bằng lời nói, cử chỉ, hành động để mua chuộc, hứa hẹn

                  về vật chất, tinh thần để tác động lên tâm lý người phạm tội làm họ nảy sinh ý

                  định phạm tội.


                                                              55
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65