Page 66 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 66

phạm vi chế tài điều luật ấy quy định.

                        Biểu hiện thứ hai của nguyên tắc này là, những người đồng phạm đều phải

                  chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc tình tiết

                  tăng nặng trách nhệm hình sự (trừ những tình tiết thuộc về cá nhân người đồng

                  phạm) liên quan đến hành vi phạm tội chung, nếu họ đều ý thức được những tình

                  tiết đó.

                        Biểu hiện cuối cùng của nguyên tắc này là, Những nguyên tắc chung về việc

                  truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt như nguyên tắc xử lý, về

                  các giai đoạn thực hiện tội phạm, về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,

                  về thời hiệu và điều luật quy định đối với tội phạm tương ứng do những người

                  đồng phạm thực hiện, được áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm.

                        b. Nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về

                  hành vi phạm tội mà bản thân đã gây ra

                        - Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm cho rằng trách nhiệm

                  hình sự là trách nhiệm cá nhân. Cho nên, trong vụ đồng phạm mặc dù mỗi người

                  đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ cùng thực


                  hiện, song việc xác định trách nhiệm hình sự đối với mỗi người đồng phạm vẫn
                  phải căn cứ vào hành vi cụ thể của từng người đồng phạm.


                        - Biểu hiện của nguyên tắc này được thể hiện ở 03 nội dung sau:
                        + Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá


                  của người đồng phạm khác. (cụ thể ở đây là hành vi vượt quá của người thực
                  hành).


                        Hành vi vượt quá của người thực hành là hành vi của người thực hành vượt

                  ra ngoài ý định của người đồng phạm khác và hành vi đó có thể đã cấu thành một

                  tội phạm khác hoặc cấu thành tình tiết định khung tăng nặng.

                        Khoa học luật hình sự chia hành vi vượt quá của người thực hành ra làm hai

                  loại chính: hành vi vượt quá về lượng của người thực hành và hành vi vượt quá

                  về chất của người thực hành.

                        Vượt quá về chất lượng của hành vi là trường hợp người thực hành trong vụ

                  án có đồng phạm thực hiện hành vi vượt quá không cùng tình chất với tội phạm


                                                              61
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71