Page 9 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 9
ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN NẶNG
DO VI KHUẨN GRAM ÂM ĐA KHÁNG
Phạm Thị Ngọc Thảo
Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy,
Trưởng Bộ môn Hồi sức cấp cứu ĐHYD TP.HCM,
Chủ tịch LCH Hồi sức cấp cứu TP.HCM
TÓM TẮT
Những năm gần đây, sự bùng phát của vi khuẩn Gram âm kháng thuốc
carbapenem trở thành một mối đe doạ sức khoẻ toàn cầu. Năm 2017, Tổ chức y tế
thế giới (WHO) đã xếp Enterobacteriaceae, Acinetobacter baumannii và
Pseudomonas aeruginosa đề kháng kháng sinh carbapenem vào nhóm các tác nhân
gây bệnh nguy hiểm hàng đầu.
Sự đề kháng carbapenem trong nhóm vi khuẩn Gram âm chủ yếu do sản xuất
gien carbapenemase có khả năng ức chế hầu hết các loại kháng sinh nhóm -
lactam. Các gien carbapenemase này bao gồm Imipenemase metallo--lactamase
(IMP), Veron integron metallo--lactamase (VIM), New Delhi metallo--
lactamase_1 (NDM-1) thuộc phân loại Ambler lớp B; Klebsiella pneumoniae
carbapenemase(KPC) thuộc Ambler lớp A; Oxacillinase-48 (OXA-48) thuộc
Ambler lớp D.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, theo dữ liệu báo cáo vi sinh hàng năm thì tỷ lệ đề
kháng kháng sinh carbapenem của các vi khuẩn Gram âm ngày càng tăng, điều này
tạo nên nhiều áp lực cho những bác sĩ lâm sàng. Việc hiểu biết về tỷ lệ sinh gien,
sự phân bố của các gien cũng như các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng sinh
gien trên vi khuẩn Gram âm kháng carbapenem sẽ giúp cho các thầy thuốc lựa
chọn kháng sinh hợp lý với liều dùng phù hợp, tối ưu hoá việc sử dụng thuốc trong
thực hành lâm sàng.
9