Page 14 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 14

khuyên áp dụng khi tắc đại tràng trái đã gây nứt, vỡ hay thiếu máu cục bộ ở manh

               tràng (chứng cứ mức 2, khuyến cáo B) [8].
                     Đặt stent kim loại tự giãn (self-expandable metallic stent- SEMS)

                     Đặt stent kim loại tự giãn (SEMS) được Dohmoto áp dụng điều trị giảm nhẹ

               ung thư đại tràng không còn mổ được vào năm 1991. Đến năm 1994, Tejero báo

               cáo sử dụng đặt stent như một cầu nối cho phẫu thuật ở 2 trường hợp tắc đại tràng.

               Từ  đó,  nhiều  nghiên  cứu  và  tổng  quan  đã  cho  thấy  đặt  stent  trong  lòng  ruột
               (endoluminal stenting) là giải pháp thay thế đơn giản và an toàn cho phẫu thuật

               tiêu chuẩn trong điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng trái [9]. Tỉ lệ thành công của

               đặt stent trong tay người làm thủ thuật thành thạo (proceduralist) có thể > 90%

               trường hợp. Đặt stent cho tắc ruột do ung thư đại tràng phải có thách thức hơn về

               mặt kỹ thuật nên hiện chưa được khuyến cáo  áp dụng rộng rãi, ngoại trừ dành cho
               những bệnh nhân rủi ro cao cho phẫu thuật [1].

                     Đặt stent đại tràng làm cầu nối cho phẫu thuật (bridge to surgery- BTS) là

               một chọn lựa đã được chấp nhận rộng rãi trong các hướng dẫn điều trị tắc ruột do

               ung thư đại tràng còn cắt bỏ được. Nó cho phép cắt đại tràng triệt căn theo kế hoạch

               sau khi đã hồi phục tình trạng chung của bệnh nhân và chuẩn bị ruột đầy đủ. Nhiều
               nghiên cứu chứng minh đặt stent làm cầu nối cho phẫu thuật đã làm giảm tử vong

               và biến chứng, giảm ngày nằm viện, giảm mất máu trong mổ và giảm tỉ lệ mở lỗ

               thông tạm thời hay vĩnh viễn so với phẫu thuật cấp cứu [1,4, 9,10]. Đáng nói là

               phẫu thuật sau đặt stent đại tràng (thường khoảng 2 tuần) hoàn toàn có thể thực

               hiện qua ngả nội soi ổ bụng để bệnh nhân được hưởng những lợi ích của phẫu thuật
               xâm hại tối thiểu. Tuy nhiên, đặt stent cũng có tỉ lệ biến chứng khoảng 25-30%

               trường hợp (thủng đại tràng đến 12,8%, stent không hiệu quả dù đặt đúng vị trí đến

               12%, di lệch stent 4,9%%, tắc lại 5%, đau 7%, chảy máu 4%) [4, 10].

                     Gần đây, vai trò của đặt stent trong điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng bị

               thách thức sau một số nghiên cứu (thử nghiệm của Hà Lan, Pháp) bị dừng lại sớm

               vì tỉ lệ biến chứng cũng như thất bại về kỹ thuật cao (20%- 53,3%). Một số tác giả
               lưu ý kết quả về mặt ung thư học sau đặt stent đại tràng có thể kém hơn so với

               phẫu thuật cấp cứu (gieo rắc toàn thân và tái phát tại chỗ cao hơn) [11,12]. Các





                                                        14
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19