Page 13 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 13
thời gian nằm viện và tránh được việc phải mang hậu môn nhân tạo với các phiền
toái và biến chứng tiềm tàng đi kèm. Tuy vậy, cắt nối đại tràng trái trong cấp cứu
với đại tràng trên chỗ tắc đầy phân hay dịch phân là một thách thức không nhỏ do
nguy cơ xì miệng nối và nhiễm trùng vùng mổ - về mặt lý thuyết - tăng so với mổ
cắt đại tràng chương trình. Để giảm nguy cơ này, rửa đại tràng trong mổ được đề
xuất và thực tế đã được nhiều phẫu thuật viên trên thế giới áp dụng từ thập niên
1980 với những kết quả khả quan, nhưng nhiều nghiên cứu sau này nghi vấn vai
trò thực sự của rửa đại tràng trong mổ. Kết quả tổng quan hệ thống của Kam và cs
(2009) cho thấy không có khác biệt đáng kể về tỉ lệ xì miệng nối và tử vong giữa
rửa đại tràng trong mổ so với chỉ giải áp đại tràng bằng tay trong phẫu thuật một
thì điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng trái [6]. Hướng dẫn của Hội phẫu thuật đại
trực tràng Hoa kỳ (2017) nêu rõ: “Khi thực hiện phẫu thuật cấp cứu cho tắc ruột
do ung thư đại tràng, không nhất thiết phải rửa đại tràng trong mổ” (khuyến cáo
mạnh dựa trên chứng cứ mức độ 1B) [7]. Pisano và cs, trong hướng dẫn thực hành
cấp cứu tắc và thủng đại trực tràng năm 2018 cũng nói “rửa đại tràng trong mổ và
giải áp đại tràng bằng tay có tử vong và biến chứng như nhau, khác biệt duy nhất
là giải áp đại tràng bằng tay thì nhanh và đơn giản hơn; lựa chọn thủ thuật nào nên
tùy vào kinh nghiệm và sự ưa thích của phẫu thuật viên” (bằng chứng mức 2,
khuyến cáo B) [8]. Nên tránh phẫu thuật một thì trong trường hợp viêm phúc mạc
phân, sốc, nhiễm trùng huyết, bệnh nhân có ASA IV hoặc ung thư đã gieo rắc phúc
mạc rộng [4].
Cắt gần toàn bộ hay toàn bộ đại tràng (subtotal/total colectomy)
Cắt gần toàn bộ hay toàn bộ đại tràng cho tắc ruột do ung thư đại tràng trái
có lợi điểm là: miệng nối hồi-đại tràng sigma hay hồi-trực tràng về lý thuyết “an
toàn” hơn miệng nối đại-đại tràng (tỉ lệ xì < 10%), lấy được cả những khối u đồng
phát (synchronous) ở đại tràng phía trên mà do ứ đọng có thể không sờ thấy được
trong mổ. Tuy nhiên, cách này cũng không hoàn toàn tránh được xì miệng nối;
trong khi bệnh nhân có thể bị các rối loạn chức năng do đi cầu lỏng nhiều lần sau
mổ (khả năng do mất van hồi-manh tràng), phải dùng thuốc chống tiêu chảy, thay
đổi chế độ ăn, làm giảm chất lượng sống [4,8]. Vì vậy, hiện nay thường chỉ được
13