Page 16 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 16

thương ruột khi cầm nắm, và nhất là khó đảm bảo được việc cắt bỏ theo nguyên

               tắc ung thư học. Vì vậy, cho đến nay, các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật nội soi
               chỉ được áp dụng cho một số ít (< 10%) trường hợp tắc ruột do UTĐTT. Hội Phẫu

               thuật cấp cứu thế giới trong hướng dẫn năm 2018 không khuyến cáo áp dụng phẫu

               thuật nội soi cấp cứu để điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng trái mà nói là chỉ nên

               dành cho những trường hợp thuận lợi, được lựa chọn kỹ và ở trung tâm chuyên

               khoa (chứng cứ mức 4, khuyến cáo C) [8]. Trong khi đó, phẫu thuật cắt nối đại
               tràng một thì trong cấp cứu thì thường phải mổ mở lớn để di động đại tràng và thực

               hiện rửa đại tràng trong mổ hay giải áp bằng tay; dù vậy, vẫn bị hoài nghi về khả

               năng cắt bỏ đúng theo nguyên tắc ung thư học.

                     Trong nỗ lực làm cho bệnh nhân tắc ruột do UTĐTT được hưởng lợi từ phẫu

               thuật xâm hại tối thiểu, nhiều tác giả đã áp dụng phẫu thuật nội soi để cắt đại tràng
               sau  khi  đã  đặt  stent  giải  áp  –  gọi  chung  cho  cách  tiếp  cận  điều  trị  này  là

               EndoLaparoscopic (ELAP) hay Stent-Laparoscopic (SLAP). Gần đây, một số tác

               giả trong và ngoài nước thực hiện phẫu thuật nội soi 2 thì điều trị tắc ruột do

               UTĐTT. Thì đầu: nội soi ổ bụng thám sát, đánh giá thương tổn và làm hậu môn

               nhân tạo. Thì hai: cắt đại tràng nội soi theo nguyên tắc ung thư học. Thời gian trì
               hoãn giữa hai thì vào khoảng 1-2 tuần, trong cùng một lần nằm viện. Kết quả sớm

               cho thấy khả thi và an toàn, nhưng kết quả lâu dài về ung thư học cần được đánh

               giá thêm.

               CẬP NHẬT MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ

                     Các kết quả nghiên cứu gần đây, dù còn giới hạn về độ mạnh của chứng cứ
               do không có nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, đã dẫn đến một

               số thay đổi hay bổ sung trong các hướng dẫn điều trị tắc ruột do UTĐTT.

                     - Hướng dẫn của Hội Phẫu thuật cấp cứu Thế giới (2018) [8] khuyên: nên

               chọn cắt nối ngay cho tắc ruột do ung thư đại tràng trái chưa có biến chứng nếu

               không có những yếu tố nguy cơ khác; trường hợp bệnh nhân có rủi ro phẫu thuật

               cao thì nên thực hiện phẫu thuật Hartmann (chứng cứ mức 3, khuyến cáo B); giải
               áp bằng ống thông xuyên hậu môn là lựa chọn thay thế có giá trị, có thể sử dụng








                                                        16
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21