Page 15 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 15

giải thích cho việc này là: tác động cơ học tại chỗ trong lúc thao tác đặt stent làm

                     rơi vãi tế bào u; sức ép liên tục do stent làm tăng áp lực mô kẽ vùng khối u, góp
                     phần đẩy tế bào u vào mạch máu; áp lực nong của stent có thể đã làm vỡ u vào

                     trong phúc mạc nhưng vì được stent che nên không có triệu chứng. Nghiên cứu

                     của Yamashita và cộng sự (2018) chứng minh đặt stent đại tràng qua nội soi có thể

                     dẫn đến gieo rắc tế bào u vào tuần hoàn ngoại biên và gây di căn xa [13]. Nghiên

                     cứu của Takahashi và cộng sự (2018) nhận thấy đặt stent làm tăng nồng độ ctDNA
                     (circulating tumor DNA) ở 83% trường hợp và gợi ý rằng tác động cơ học vào khối

                     u do stent có thể làm tiên lượng của bệnh nhân tắc ruột do UTĐTT nặng lên [14].

                            Giải áp bằng đặt ống thông xuyên hậu môn (transanal colorectal tube,

                     transanal tube decompression)

                           Đặt ống thông xuyên hậu môn qua soi đại tràng cũng là một thủ thuật xâm
                     lấn tối thiểu, cho phép giải áp được đại tràng tắc để cắt nối đại tràng sau đó được

                     an toàn. Lelcuk báo cáo lần đầu năm 1986, thực hiện thành công 3 trong 4 trường

                     hợp, sử dụng ống thông mũi-dạ dày hay ống thông trực tràng. Các nghiên cứu về

                     sau sử dụng ống Dennis (dài 120cm, cỡ 22F). Tỉ lệ thành công về mặt kỹ thuật 80-

                     100%, thành công về lâm sàng 72,5-100%. Xuất độ biến chứng thủng đại tràng là
                     0-10%. Ischie và cộng sự (2010) báo cáo kết quả đặt ống thông xuyên hậu môn

                     cho 69 trường hợp tắc ruột do ung thư từ đại tràng xuống đến trực tràng, ghi nhận

                     tỉ lệ thành công 91-100% trường hợp [15].

                           Đặt ống thông giải áp qua ngả hậu môn lợi hơn đặt stent ở chỗ: có thể rửa đại

                     tràng qua ống thông, tác động trên u ít hơn, giá thành của ống thông rẻ hơn, dễ rút
                     bỏ hơn. Nghiên cứu của Okuda và cộng sự (2019) cho thấy đặt ống thông đại tràng

                     xuyên hậu môn trong tắc ruột do UTĐTT không gây tổn hại về mặt bệnh học cho

                     khối u và mô xung quanh [16]. Nghiên cứu của Takahashi cũng thấy đặt ống thông

                     giải áp xuyên hậu môn ít làm tăng cfDNA (circulating cell-free DNA) và ctDNA

                     trong máu ngoại vi hơn là đặt stent đại tràng [14].

                           Phẫu thuật nội soi trong tắc ruột do ung thư đại trực tràng
                           Trong tình huống tắc ruột thấp do UTĐTT, ruột trướng là một trở ngại lớn

                     cho việc áp dụng phẫu thuật nội soi vì: phẫu trường chật hẹp, khó thao tác, dễ tổn





                                                              15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20