Page 20 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 20

CHỈ SỐ NO VÀ GI CỦA THỰC PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ DINH

                                   DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BÉO PHÌ
                                                                       TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh

                                            Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

               TÓM TẮT:
                     Béo phì là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng trên thế giới. Một số

               nghiên cứu về điều trị béo phì dựa vào việc tiêu thụ thấp năng lượng chỉ thành công

               ngắn hạn nhưng không thể duy trì bền vững vì người bệnh khó kéo dài chế độ ăn cắt
               giảm năng lượng. Do đó, nhiều nghiên cứu về khả năng làm tăng hoặc kéo dài cảm

               giác no của chế độ ăn để hạn chế năng lượng tiêu thụ nhằm đạt được hoặc duy trì hiệu

               quả giảm cân đã được thực hiện với kết quả nghiên cứu rất khác nhau.

                     Chỉ số no của thực phẩm đã được nghiên cứu từ nhiều thập niên trước nhằm tạo
               công cụ hữu hiệu giúp quá trình giảm cân được thực thi. Một nghiên cứu của SHA

               Holt (1995) tại Úc trên 38 thực phẩm phổ biến cho thấy các thực phẩm chứa nhiều

               protein, chất xơ, và nước có liên quan thuận, trong khi thực phẩm chứa chất béo thì
               có liên quan nghịch với chỉ số no. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy nhóm trái cây

               có chỉ số no cao nhất, kế đến là thực phẩm giàu đạm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu

               cho thấy cảm giác no không đơn thuần đến từ thực phẩm có thành phần dinh dưỡng

               gây no, mà còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng như sự nhận thức về món ăn, tín hiệu cảm
               giác (nhìn, ngửi), tín hiệu sau khi tiêu hóa và hấp thu. Do đó, cần có sự phối hợp hài

               hòa giữa các yếu tố này để đạt được hiệu quả gây no tối ưu của thực phẩm.

                     Ở một khía cạnh khác, dựa trên giả thuyết sử dụng thực phẩm có chỉ số đường
               huyết thấp sẽ làm chậm tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa nên có thể mang đến lợi ích

               trong điều trị béo phì. Vấn đề đặt ra rằng: Liệu chỉ số đường huyết của thực phẩm có

               ảnh hưởng đến tình trạng đói/no và sự ngon miệng, từ đó dẫn đến giảm cân trong điều
               trị béo phì hay không? Kết quả từ các nghiên cứu là rất khác nhau, có rất ít bằng chứng

               khoa học cho thấy chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp có hiệu quả giảm cân rõ rệt

               so với chế độ ăn có chỉ số đường huyết cao, mặc dù chế độ ăn với chỉ số đường huyết
               thấp có lợi ích đối với sức khỏe. Cần có thêm các nghiên cứu về chế độ ăn kéo dài

               trạng thái no giúp giảm cân hiệu quả.







                                                        20
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25