Page 102 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 102

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


               trong thiền, nhưng thương ai đây? Xin thưa, thương những kẻ đang giam giữ mình, nên
               lòng từ bi đó là tâm đại từ, đại bi, tình thuơng của một bậc chân tu đã xuyên suốt và thấu
               triệt.


                    Xin được diễn giải 2 câu cuối của bài thơ như sau. “Thế gian trường huyết hận” và
               “Bỉnh bát lệ vô ngôn”:

                    … Ngày xưa, các ông còn ở vị trí của kẻ bị săn lùng, kẻ đi trốn, trong vai trò cách
               mạng, giải phóng, giáo hội Phật Giáo Thống Nhất đã có lần thương xót, từ bi mà che chở
               cho các ông. Nay các ông đang ở vị trí của kẻ chiến thắng, ngự trị. Vì để bảo vệ cho vị trí

               quyền lực của mình nên các ông đã cư xử một cách vô ơn, thô bạo với những tu sĩ chân
               chính đã bảo vệ cho mình - những Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Thiện
               Minh, Thích Tuệ Sĩ v.v…
                    Hành động, bắt giữ giam cầm những người chân chính làm cho nghiệp quả các ông trở
               nên xấu lắm, các ông sẽ phải trả cái quả xấu do mình tạo ra đó thôi, chúng tôi những người
               tu sĩ hiểu được nhân quả, hiểu được vấn đề, thấy thương xót các ông lắm.


                    Thế nên lòng từ bi này chính là đại bi.

                    Cư sĩ Nguyên Giác tuy đỡ hơn bốn ông kia, vì có câu “lòng xót thương”, nhưng bản
               dịch của ông trở nên giảm giá trị khi đã trình bầy thầy Tuệ Sĩ nhỏ nước mắt trong đó, nên
               lòng xót thương ấy chỉ còn là sự bi thảm, sụt sùi, chưa thể là từ bi đúng nghĩa được?
                    Lại nữa, cư sĩ Nguyên Giác đã tường thuật thêm những giá trị không có vào bài thơ,
               làm bài thơ mất đi giá trị đơn sơ, mà cao thượng, đại hùng mà đại bi, bình thản nhưng

               xuyên suốt và trí tuệ của thầy Tuệ Sĩ.

                    Xin trích dẫn sự diễn giải của cư sĩ Nguyên Giác: <trích>:

               “Đây thực sự không phải là thơ. Các dòng chữ trên đã vượt qua những gì ngôn ngữ loài
               người có thể chuyên chở. Đó chính là hoa từ cõi trời thả mưa vào ngục tối, để một nhà sư

               nhặt chữ lên và cúng dường Phật. Đó không phải là chữ, mà chính là nước mắt, là nỗi đau
               đớn của cơ thể khi cầm chén cơm lên và là nỗi thương xót khi thấy thế gian đầy máu hận,
               và rồi vị sư này thốt lời cảm ân đức của Đấng Thế Tôn… Bài thơ “Cúng Dường” chữ Hán
               này mang sức mạnh bất tử của các dòng kệ trong những nghi thức tụng kinh”. <Hết trích>

                    Làm gì có hoa từ cõi trời? Chỉ có những câu thơ đơn sơ mà sâu xa ý nghĩa. Làm gì có
               nước mắt và sự đau đớn thân thể? Chỉ có sự bình thản, đại từ bi trong sự thấu hiểu và xót



                                                             102
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107