Page 98 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 98
Đặc San Xuân Tân Sửu VĂN THƠ LẠC VIỆT
định thì sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn, vì vậy nên tôi rất hiếm khi tham dự vào sự bình
luận trong lãnh vực này.
Tuy nhiên, với bài thơ “Cúng Dường” của Thiền Sư Tuệ Sĩ thì lại khác. Động lực chính
mà tôi viết bài này vì từ khi xuất hiện bài tuyệt thi này cho tới nay, dư luận hoàn toàn yên
lặng, ý nghĩa của bài thơ mà theo sự hiểu của tôi thì chưa được nêu lên, nên hôm nay tôi
xin mạo muội góp ý.
Sự bình giảng không đúng với giá trị thật sự của bài thơ, sẽ kéo theo sự xuống cấp tư
cách, bản lãnh của tác giả một cách oan uổng, biến một con nguời đang từ nhân cách bình
thản, cao thượng, đại hùng với tâm đại từ bi, thành một người bi lụy, sụt sùi, than trách, kể
lể, chỉ vì những giọt nước mắt không hề có đã được các dịch giả vì lòng tốt mà tự động gắn
lên mắt của tác giả.
Xin trưng dẫn vài thí dụ diễn giải thơ, theo tôi, có sự sai lạc của các diễn giả: Xin được
bắt đầu bằng triết gia Phạm Công Thiện: ông Thiện đã giới thiệu thơ của thiền sư Tuệ Sĩ
trước dư luận lớn và thiền sư Tuệ Sĩ vẫn còn sống, nên thiết nghĩ, sự diễn giải sai cần phải
được hóa giải như một trách nhiệm của tri thức.
Trước hết, xin hãy xem sự bình giảng của Triết Gia Phạm ra sao trong bài bình thơ Tuệ
Sĩ, bài “Thoáng Chốc”:
[trích trong bài: Buổi Chiều Nắng Hạ Đọc Thơ Tuệ Sĩ - Phạm Công Thiện]
“Bài Thoáng Chốc ửng hiện lên âm hưởng thơ mộng, huyễn, bào, ảnh của Kim Cương
Kinh, phối hợp bình đẳng với lòng Đại Bi sâu thẳm…
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.
(Thoáng Chốc)
Tình yêu chỉ thực sự tình yêu, tình người chỉ thực sự là tình người, vì trực thức rằng
tất cả đều là khoảnh khắc chiêm bao. Mỗi khi mình trực nhận rằng chính mình cũng là
"khoảnh khắc chiêm bao" thì sự bừng dậy tỉnh thức toàn diện vụt chợt tới và từ đó mình
đứng dậy lao thân vào hành động thuần túy của một bậc Bồ Tát để giải thoát con người ra
98