Page 101 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 101

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


                    Xin hãy quán chiếu bài thơ qua tư duy này:
                    Trong một phòng giam tù tại một nhà tù VN, thiền sư Tuệ Sĩ, trước khi dùng bữa, một
               bát cơm tù, thầy làm thủ tục cúng dường. Đây là một thủ tục bắt buộc của một tu sĩ Phật

               Giáo, trước khi dùng một bữa cơm, người tu sĩ phải cúng dường chư Phật, chư tổ để tỏ lòng
               biết ơn, cúng dường chúng sanh đói khổ để tỏ lòng thương xót chia xẻ.

                    Trong trường hợp này, thiền sư Tuệ Sĩ đang cúng dường bát cơm tù của mình lên đức
               Phật Thích Ca Mâu Ni, và nếu theo sự diễn giải của 6 vị giảng sư này, thì nhà sư Tuệ Sĩ
               vừa cúng dường đức Phật, vừa kể lể sự tình với đức Phật như sau:


                    Thưa đức Phật Thích Ca, thế gian này sao đằng đẵng những hận thù, đầy máu lệ, con
               sao thấy… bi thảm … sụt sùi quá, con giờ đây nghẹn ngào, không nói được lời nào (“Bỉnh
               bát lệ vô ngôn”)

                    Như sự diễn giảng sau của các giảng sư:


                    “Bưng bát khóc không lờI” (TT Thích Như Điển trong bài “Cúng Dường Tối Thắng
               Tôn”) “Bưng bình cơm độn lặng yên lệ trào” (TT Thích Viên Lý + Triết Gia Phạm Công
               Thiện trong bài “Buổi Chiều Nắng Hạ Đọc Thơ Tuệ Sĩ - Phạm Công Thiện”). “Ôm chén
               lòng khóc thầm” (Thi Sĩ Vân Nguyên + Triết Gia Phạm Công Thiện). “Phẩm dâng tràn
               nước mắt” (Đại Tá Nguyễn Tử Đóa trong bài “Đạo Phật Trong con Mắt Tôi”). “Lệ nhỏ
               không lời, lòng xót thương” (Cư Sĩ, giảng sư Nguyên Giác:  trong bài “Những Con Chữ
               Tử Tế Trong Khoảnh Khắc Chiêm Bao”).


                    Thì đúng là bỉnh bát là hình ảnh đại diện của một tu sĩ Phật Giáo, thế nên bỉnh bát lệ
               phải là ông tu sĩ này đang khóc là hợp cảnh quá rồi? Vì vậy, các ông giảng sư cứ cho thầy
               “nhỏ lệ vô tư” đi thôi.

                    Trong hoàn cảnh đó, đức Phật Thích Ca phải ái ngại, an ủi khi nhìn thấy người học trò
               của mình, nhỏ lệ kể lể, ngài cũng từ bi mà thốt lên:

                    “Kìa ông Tuệ Sĩ, sao lại bi lụy quá thế? Chẳng phải ta đã dậy tất cả những gì có hình
               tướng đều chỉ là giả hữu cả hay sao? Và dẫu ông có cúng dường thân ông nhiều như số cát
               sông Hằng cho những thiện pháp, thì cũng chưa xứng gì với cái Tâm rỗng lặng, hồn nhiên
               mà ông đang theo đuổi hay sao? Cứ giữ Tâm như thế thì có gì là phải bi lụy đâu?”.

                    Nhưng ý nghĩa cao nhất “Bỉnh bát” là hạnh hoá độ, nên “lệ” của hạnh hóa độ thì phải
               là tình thuơng, là tâm từ bi hiển nhiên của bậc mà tâm của ngài vắng lặng trong “vô ngôn”,



                                                             101
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106