Page 100 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 100

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


                    Con cò trắng, dịu hiền, đơn sơ mà cuốn hút, khuất chìm dần vào cánh đồng xanh bất
               tận, thầy chợt tỉnh…tất cả, và hãy mau mau ra khỏi cơn mê chiều, để trở về với thực tại,
               sống trong vĩnh cửu của thực tướng, vô tướng. Tiếng chuông chiều thánh thót đâu đó bỗng

               dìu dặt ngân nga như lay tỉnh trần gian.

                    Đẹp quá, bài thơ tuy ngắn, mà gói ghém trọn vẹn ý nghĩa hình ảnh của thực tướng và
               ảo ảnh của cuộc đời, cái cảnh người đẹp phai mờ, tan dần trong tâm thầy, theo ngày tàn, ôi
               sao thấy thương quá và tội nghiệp quá, đẹp và thơ mộng làm sao với những câu thơ của
               Phạm Thiên Thư:


                    Cuộc đời có bao nhiêu?
                    Mà tình sầu vô lượng?
                    Tình yêu vết chim bay.
                    Đáng thương biết mấy cái cảnh.
                    Anh một mình gọi nhỏ.
                    Chim ơi, biết đâu tìm?


                    Nhưng thầy vừa qua cơn mộng ngắn. và rồi thầy lại vẫn kiên trì cất bước theo Phật.
               Thầy thật chân tình và cũng thật là trí tuệ. Thầy thật đơn giản, bầy tỏ thật lòng mình. Một
               cảnh đời của cõi trần gian tục lụy.

                    Thế thôi, chứ có gì là bình đẳng với đại bi sâu thẳm ở đây đâu? Và ở bài thơ này chưa
               có tù đầy gì cả, sao lại dựng chuyện tù đầy ở đâu ra đây ông triết gia? Ông đã sơn phết, rời
               xa nội dung và ngữ cảnh, một bài thơ rất lãng mạng, đẹp đẽ của thầy Tuệ Sĩ, ông đã bỏ qua

               khía cạnh đẹp đẽ của bài thơ, cũng không nêu lên được lòng chân thật của một người tu sĩ
               trí thức, chân chính.

                    Ngoài triết gia Phạm Công Thiện, còn có  diễn dịch giả TT. Thích Như Điển, Thích
               Viên Lý, Thi Sĩ Vân Nguyên, Đại Tá Nguyễn Tử Đóa và cư sĩ Nguyên Giác cho bài “Cúng
               Dường”, mà tôi xin mạo muội phân tách sau đây, cả 6 vị đều diễn giải một cách tương tự

               nhau: tất cả đều cho rằng thiền sư Tuệ Sĩ đã khóc lóc, sụt sùi, kể lể trong câu thơ cuối cùng
               “Bỉnh bát lệ vô ngôn” - câu quan trọng nhất của bài thơ tứ tuyệt - một bài thơ ngắn, chỉ có
               4 câu.

                    Không, không, T/S Tuệ Sĩ không nhỏ bất cứ một giọt nước mắt nào trước đức Phật
               Thích Ca cả.




                                                             100
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105