Page 97 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 97

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


               nghĩa như vậy đã ngược lại hoàn toàn tính hùng vĩ và đại bi tâm của nhân cách tác giả và
               thi phẩm.


                    Với những lời góp ý thô thiển, Phật Tử Ngẫu Hồ hy vọng sẽ diễn giải được giá trị đúng
               như nó là của bài tuyệt thi này. Hy vọng sẽ không làm người bị (hay được) phê bình động
               lòng, nếu có gì sai sót, xin cúi đầu đảnh lễ, nhận lại sự chỉ bảo, phản biện, sửa đổi với lòng
               biết ơn sâu xa.

                                                          ---o0o---


                    Năm 1984 của thế kỷ trước, dư luận Phật tử toàn cầu xôn xao khi nhận được tin thiền
               sư Tuệ Sĩ, thiền sư Lê Mạnh Thát bị chính quyền bắt giam, đưa ra tòa lãnh án tử hình vì
               tội âm mưu lật đổ chính quyền. Một tội tử hình của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
               (CHXHCNVN).

                    Ngày đó, vì Việt Nam chưa có bang giao toàn diện với tây phương, với Mỹ, nên cộng

               đồng VN cảm thấy bất lực và sự can thiệp của mình với một xứ độc tài toàn trị là một điều
               không tưởng.

                    Người biết chuyện thuật lại, ngày ra pháp trường thái độ của các thiền sư tử tù thản
               nhiên như đi hội, nhưng rồi, có lẽ nhận ra sự quá đáng của bản án, chính quyền đã hạ mức
               án xuống còn tù chung thân, người tử tù hụt bị chuyển qua các nhà tù khác nhau. Sau vài
               lần chuyển tù, chuyện thường xuyên xảy ra với tù nhân tại VN, thì nhị vị thiền sư được
               phóng thích, do sự can thiệp của nhiều tổ chức quốc tế, nhưng đấy là chuyện về sau.


                    Nhưng do sự kiện chuyển tù này, mới nẩy sinh ra câu chuyện lưu truyền bài thơ “Cúng
               Dường” vô cùng diễm lệ, trác tuyệt của thầy Tuệ Sĩ. Những người tù sau vào ở nơi thiền
               sư vừa mới rời đi, khám phá ra bài thơ “Cúng Dường” này, do vậy bài thơ mới được truyền
               ra dư luận và sau khi tôi đọc bài thơ, thì tôi nhận ra đây là một trong những tuyệt tác thi
               hiếm có của thiền tông, và càng suy tư càng kính trọng sự cao thượng của một nhà tu chân

               chính

                    Trước khi vào phần phê bình, xin tự giới thiệu, tôi là một người quý mến thơ, nên đối
               với những người làm thơ hay bình thơ, tôi luôn luôn tôn trọng, vì tôi nghĩ trong lãnh vực
               này, ít nhất thì cũng có một khoảng thời gian các tác nhân đã từng trầm ngâm suy tư, tức
               là dùng cái tri thức của mình để giành cho nó, chăm sóc cho nó, thế nên đối với tôi điều đó
               đã là giá trị, do vậy tôi tự nghĩ không nên can thiệp vào, mà hãy cứ để cho dư luận lớn thẩm



                                                             97
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102