Page 92 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 92

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


                    Xin được giải trình thêm về phần quan trọng là chữ Ngã, ngã trong đây ám chỉ cho cái
               ngã giải thoát của tất cả mọi người, chứ không phải là của riêng đức Phật, vì theo như lịch
               sử, khi đức Phật khi được hỏi là: Sau khi ngài nhập diệt là còn hay mất? Thì ngài Phật
               Thích Ca giữ sự yên lặng.

                    Như vậy, khi xác quyết rằng ngài Phật Thích Ca vừa ra đời đã tuyên bố là “Ta” là bậc
               tôn quý nhất trên trời, cũng như trên đời này là không có cơ sở hợp lý với lịch sử Phật Giáo.
               Vậy thì cái “Ta” trong câu đó phải là cái “Ta Chân Ngã” của trong từng con người, tức
               toàn thể nhân loại.

                    Nhưng trong khi Phật Giáo chủ trương vô ngã, mà tại sao trong câu này lại nói là “ngã”
               là tôn quý? Xin thưa một lần nữa, ngã này là ngã vô sanh, ngã đã sạch hết các lậu uẩn vi
               tế, như đã giải thích ở trên. Ngã này là một trong 4 đặc tính cao quý của niết bàn diệu tâm:
               Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

                    Ngã này chính là giác trí vô sanh, là Phật Tánh. Là sự hiện hữu vĩnh cửu, trong cõi niết
               bàn diệu tâm, cũng là cõi Vũ Trụ Thể Tâm, Tiền Big Bang, trước tất cả những sinh sinh,
               diệt diệt biến đổi xảy ra.

                    Phải vô ngã, vô sanh, tức tâm sạch rỗng mới có thể thể nhập vào cái vĩnh cửu, không
               biến đổi sinh sinh, diệt diệt. Xin đơn cử một thí dụ đơn giản về vô ngã như sau:

                    Mọi người muốn lên phi cơ phải bỏ hết những gì bằng kim khí có tính cách nguy hiểm
               như dao, súng, hoặc cũng phải bỏ các chất có thể cháy nổ xuống. Những vật có thể gây
               nguy hại cho một chuyến bay dụ cho cái ngã hữu vi của con người, đó là cái cảnh giới đời
               thường là chiếc phi cơ.

                    Còn cảnh giới vĩnh cửu, tuyệt đối thì không những chúng ta phải bỏ cái ngã hữu vi, cái
               ngã sinh lý, mà cái ngã tâm lý cũng phải bỏ xuống. Ngã tâm lý như: Cái ta có chứng, có
               đắc, cái ta có làm phước, làm thiện, cái ta được, mất, hơn, thua, vui buồn, yêu, ghét v.v…
                    Vì khi tập hợp một cái ta (ngã) như vậy thì đã lọt vào chu trình của Sanh, Trụ, Hoại,
               Diệt rồi, tức là còn sinh sinh, diệt diệt thì sao mà vào được vĩnh cửu không sanh diệt được
               (dẫu chỉ một chút lậu uẩn cũng đã vào sinh sinh, diệt diệt rồi)? Thế nên phải vô ngã, tức
               tâm sạch rỗng là thế.

                    Muốn đạt được cái tâm sạch rỗng này, tức tâm đại định vô sanh, thì chúng ta phải qua
               giai đoạn kiến tánh vô sanh. Thiền tông có chỉ cho chúng ta qua sự thiền thoại đầu rất hiệu
               quả.

                    Xin đọc Thích Duy Lực ngữ lục quyển thượng và quyển hạ sẽ thấu triệt được điều này.

                    Lại nữa, khi đức Phật khi đã thành Phật, thành bậc chánh đẳng chánh giác mà chúng
               ta nói là ngài cũng đã chết, thì hoá ra con đường của ngài khổ công đi tìm để giải thoát khỏi

                                                             92
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97