Page 88 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 88
Đặc San Xuân Tân Sửu VĂN THƠ LẠC VIỆT
và trả lời cho đọc giả là Phật có chết hay không? Cùng là minh họa một cách đơn sơ về cõi
Phật.
Lời giới thiệu từ tác giả
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư
vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến
những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới
thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết:
Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, rồi tuyên bố những lời dị
thường. Và sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường
nhân? Hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? Hay chỉ tan vào hư ảo như lúc hài nhi xuất hiện?
Đức Phật Thích Ca nếu có dịp trở lại ghé thăm thế giới của chúng ta, chắc ngài cũng
sẽ quở:
“Đạo của ta là đạo của sự thật, đạo của trí tuệ, thế mà các ông không thấy sự giới
thiệu của các ông khởi đầu về ta là hư ảo, là thần thoại như thế vậy chẳng phải là mâu
thuẫn lắm sao?”
Nay với khung cảnh tiến bộ, hiện đại của xã hội, cộng đồng, trình độ của các Phật
tử đòi hỏi phải giải thích các giáo pháp của Phật theo chiều hướng có quy luật và duy
lý, ta nên xem tất cả các giải thích thần thoại về Đức Phật như là một loại lịch sử phi chính
thức, hoặc thuộc những câu chuyện bên lề, thích hợp với thời đại mà con người còn lo ngại
bóng tối và hứng thú với những chuyện dị thường, thì sự trưng dẫn chuyện tích phải cung
ứngnhững giá trị đại loại như vậy để tồn tại, thích hợp và phát triển trong khung cảnh đó.
Vậy nay đã đến lúc chúng ta phải có bổn phận tách biệt vị thầy của trí tuệ ra khỏi
những chuyện hoang đường, có đầu mà chẳng có kết như xưa đã từng xảy ra, dù là ở bất
cứ kinh nào đi nữa. Bằng cách giải thích hình cảnh bẩy bước hoa sen một cách hợp lý, hầu
mang lại cho nó một giá trị mô phạm thích hợp, và xứng đáng làm biểu tượng đẹp đẽ ngay
nơi tiền diện của các chùa.
Song song với việc giải thích nó như một trình tự theo đúng với quy luật nhân quả:
Ai gieo, hay nhận được một chủng tử Phật Pháp (cũng đồng nghĩa là được nghe và
hiểu rõ Phật Pháp) nơi đất tâm của mình, thì đã là đã thành một vị tiểu Phật vừa mới ra
đời (cũng đồng nghĩa là thành một Phật tử), sau đó tin sâu, theo học một cách chuyên cần,
rồi sau cùng cũng sẽ đạt được quả Phật (cái ta giải thoát), biến cái ta vô minh, mờ tối,
không định hướng khi xưa trở thành một cái ta quý giá, cái ta Phật Tánh trên trời dưới
đất không có gì quý bằng.
***
88