Page 185 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 185

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


                    Bầu rượu mang một phong cách riêng biệt vẫn là những bình rượu làm ra từ thiên
               nhiên, như ống Tre, sừng Trâu, sừng Bò, vỏ ốc, mà điển hình nhất vẫn là qủa bầu (hồ lô)
               phần thắt lưng eo được buộc thêm một giải lụa mầu rất đẹp.

                    Trong dân gian có một loại rượu lấy tên là rượu Hồ Trường. Hồ Trường là một loại
               rượu dược thảo, được ngâm và chế biến từ 32 loại thảo mộc khác nhau. Sau khi chế biến
               và chưng cất, loại rượu này sẽ được cho vào các thùng gỗ lớn, rồi đem vào các hầm ủ rượu
               từ 3 đến 5 năm mới đem ra đóng chai. Như vậy Hồ Trường chắc chắn phải là một loại rượu
               ngon.

                    Hồ Trường là một bài ca của dân gian Trung Hoa. Sau này nó đã trở nên một bài thơ
               rất nổi tiếng. Khi đọc hay ngâm bài thơ này ta nghe một âm điệu rất bi thương mà hùng
               tráng, rất khẳng khái và kiên cường, như được đốt cháy bởi ngọn lửa bi hùng của tráng sĩ.

               Trong văn chương Việt nam, bài thơ Hồ Trường được gắn liền với tên tuổi của thi hào
               Nguyễn Bá Trác.
                    Tuần Phủ Nguyễn Bá Trác, biệt hiệu Tiêu Đẩu. Ông sinh năm 1881 (năm Tân Tỵ). Tại

               làng Bảo An, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Ông thi đỗ Cử Nhân năm Bính Ngọ
               1906. Sau đó ông theo phong trào Đông Du, do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi
               xướng. Ông đã sang Tầu sang Nhật để làm cách mạng và cuối cùng lại trở về Việt Nam
               (1916-1918). Ông phụ trách tờ báo tiếng Hán, tờ Cộng Thị báo. Năm 1917 ông làm việc
               với Phạm Quỳnh, phụ trách phần chữ Hán cho tờ Nam Phong Tạp Chí. Sau này đường
               công danh của ông thăng tiến. Ông được bổ nhiệm làm Tuần Phủ Quảng Ngãi. Rồi lên

               chức Tổng Đốc Thanh Hóa và Bình Định. Tháng 8 năm 1945 khi Việt Minh lên nắm chính
               quyền, ông bị bắt và bị xử bắn tại Quảng Ngãi.


                Nguồn gốc bài thơ Hồ Trường

                    Bài thơ Hồ Trường lần đâu tiên được đăng trên Tạp Chí Nam Phong, trong phần chữ
               Hán. Số tạp chí từ 32 đến 35 (1919-1920) Tác giả viết bài này là Nguyễn Bá Trác. Thời
               bấy giờ 1919.

                    Tạp Chí Nam Phong có đăng thiên phóng sự viết bằng chữ Hán, với tựa đề Hạn Mạn
               Du Ký của Nguyễn Bá Trác. Sau này thiên phóng sự đã được chính tác giả dịch ra tiếng
               Việt, tiếp tục đăng trên Tạp Chí Nam Phong, từ số 38 đến số 43 (1920-1921).


                      Trong thiên phóng sự này Ông Nguyễn Bá Trác đã kể lại câu chuyện bài thơ Hồ
               Trường. Ông đã viết vào khoảng năm 1912. Khi ông lưu lạc từ Nhật (Đông Kinh) chạy
               sang Trung Hoa. Ông sinh sống tại Thượng Hải, trong thời gian này ông đã gặp một người
               bạn đồng hương là Nguyên Quân, người có chung một chí hướng, người bạn này có giọng
               hát rất hay, hát đúng giọng Quảng Đông.

                                                             185
   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190