Page 134 - BA CHUA MO
P. 134
132 | BÀ CHÚA MÕ - HUYỀN TÍCH VÀ ƯỚC VỌNG
- Ruộng đất dùng để làm lễ cầu mưa, cầu nắng (112) ,
gồm có 3 sào, tại địa phận 2 xã Nghi Dương, Du Lễ. Hai xã
phân cho người dân canh tác, nên chia ra mỗi xã 1 khoảnh
và đắp một bờ nhỏ để làm ranh giới.
- Vào năm Mậu Thìn (1808), quan Tri huyện của
huyện Nghi Dương-Ngài Phổ Hòa Tử, được thuyên chuyển,
thăng chức lên làm Tri phủ, phủ Nam Sách. Ngài quê ở xã
Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Ngài Tri phủ đã cung tiến
vào đền 3 sào ruộng tại xứ Kho Đồng, xã Nghi Dương.
- Ông Đào Hữu Hằng, người xã Tú Đôi cung tiến
ruộng 6 thước. Ông Đỗ Quang Trạch cung tiến ruộng 3 sào,
tổng cộng là 6 sào, 6 thước ruộng tại xứ Kho Đồng, xã Nghi
(113)
(112) Nguyên văn là Đảo vũ, viết tắt của Cầu tình, đảo vũ - 求
晴禱雨. Ngày xưa, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng
lúa nước, nắng nhiều quá thì hạn hán, nên phải Cầu mưa, mưa nhiều
quá thì ngập úng, nên phải Cầu tạnh.
(113) Nguyên văn ghi: “Hành Nguyên Đán, tam tiết lễ”. Xưa
phong tục ở nông thôn Việt Nam, đối với các vị thần được thờ trong
làng, gặp những ngày Húy kỵ, cùng các tuần tiết trong năm thì phải
cúng tế. Thường trong 1 tháng có 2 kỳ Lễ Sóc (mùng 1) và Lễ Vọng
(ngày Rằm), ngoài ra còn có nhiều lễ khác như: Hạ điền, Thượng
điền, Thường tân, Tam nguyên (Thượng - Trung - Hạ), Hàn thực,
Đoan ngọ, Trung thu…
Lễ tế Nguyên Đán diễn ra trong 3 ngày (1 - 2 - 3 tháng Giêng)
là lễ tế lớn của làng xã.