Page 98 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 98
huyện Tân Yên nay vẫn còn lưu giữ nếp nhà của nhà văn Nguyên Hồng. Ngày
ông ra đi theo di nguyện mộ phần của ông được đặt gần đó, bên ngòi Cầu Đen
nơi ông thường ra đó.
Nhà văn Nguyên Hồng, tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng. Ông sinh ngày
5.11.1918 tại Nam Định. Từng có thời gian khá dài ông sinh sống ở xóm Cấm,
Hải Phòng cùng với các tầng lớp phu phen, thợ thuyền, buôn bán vặt, lưu manh,
gái điếm mạt hạng v.v… Những con người ở “dưới đáy” của xã hội thành thị này
sau trở thành nhân vật chính của tác phẩm Nguyên Hồng. Ông giác ngộ lý tưởng
cách mạng từ thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939). Năm 1939 bị
thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hà Giang. Ra tù ông vẫn tiếp tục hoạt động.
Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Kháng chiến bùng nổ, đầu năm 1947, nhà văn Nguyên Hồng và nhà văn
Kim Lân đưa gia đình lên ấp Cầu Đen. Các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Tạ Thúc Bình,
cả nhà Ngô Tất Tố cũng lên ở đó. Ấp Cầu Đen được Nguyên Hồng đặt tên là
Đồi Cháy. Hẳn là vì ông thấy quả đồi đất sỏi đỏ, trọc lốc, chỉ lơ thơ sim, mua mà
gọi như vậy? Thôn Cầu Đen gồm hai xóm (ấp) riêng biệt là Đồi Vừng và Đồi
Cháy. Xưa, người ta gọi xóm là ấp vì chỉ có mấy nóc nhà lưa thưa, dân cư lèo
tèo. Chưa đủ sức đào giếng, các gia đình phải xuống chân đồi gánh nước. Gian
nan, vất vả là vậy nhưng ấp Cầu Đen luôn đầm ấm, chan hòa. “Nhà cất xong,
bếp núc cũng ngày ngày ba lần đỏ lửa như chung quanh. Những võng con thơ đã
có chỗ mắc màn. Tiếng gà lợn đã nhộn nhịp ngoài sân. Canh khuya lại có cả
những tiếng thở chèm chẹp của những con vện, con mực nằm dưới chân giường
người ngủ mệt”. Nhà văn Nguyên Hồng đã viết như vậy trong “Ấp Đồi Cháy”.
Tại ấp Đồi Cháy, có lúc đội ngũ văn nghệ sĩ tản cư lên tới hàng chục người. Họ
được nhà nước cấp 15 mẫu đất để dựng nhà cửa, sản xuất, quần tụ đoàn kết bao
bọc lẫn nhau cùng vượt khó sinh sống trên mảnh đất mới. Và điều đặc biệt là
trong thời kỳ này các văn nghệ sĩ đã cho ra đời không ít những tác phẩm bất hủ
để đời như: Làng, Vợ nhặt, Con chó xấu xí, Bố con ông gác máy bay trên núi Cô
Kê của nhà văn Kim Lân; Vĩnh Thụy ca (chèo), Buổi chợ trung du, Anh Lạc
(truyện), Quà Tết bộ đội, Bùi Thị Phác và một số tác phẩm dịch thuật của nhà
văn Ngô Tất Tố. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết mấy chương đầu tiểu thuyết
“Sống mãi với Thủ đô”.
Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác rất nhiều: Ấp Đồi Cháy, Địa ngục và lò
lửa, Đất nước yêu dấu, Đêm giải phóng… Và sau này cũng ở đây ông viết bộ
98