Page 94 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 94
chương của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào. Ông Đỗ Như Thủy được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới theo Quyết định số 955/2005/QĐ-CTN ngày 26/8/2005
của Chủ tịch nước từ năm 1995-2004 vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong
lao động sáng tạo.
11. Liệt sỹ Trần Đức Thịnh
Ông Trần Đức Thịnh, sinh năm 1897 quê tại xóm Quân, làng Sặt, xã
Cương lập, huyện Yên Thế , nay là thôn Sặt, xã Liên Sơn, huyện Tân Yên. Ông
là con trai thứ của cụ Trần Đức Thăng, tức Đề Lâm trong Khởi nghĩa Nông dân
Yên Thế (1884- 1913).
Lúc trẻ, ông Thịnh có thời gian Lý trưởng ở Sặt nhưng trong lòng vẫn nuôi
chí đánh giặc Pháp. Thời gian đó, ông thường chế súng và giấu trên cây thị trước
nhà. Do có kẻ mật báo cho Thực dân Pháp, tháng 4-1924, ông Thịnh bị thực dân
Pháp bắt giam ở Hỏa Lò, Hà Nội vì tội cất giấu vũ khí. Năm 1929, ông cùng một
số người vượt ngục trốn lên vùng núi Bắc Sơn rồi theo cách mạng. Với bí danh
là Trần Đức Đào hoạt động ở Bắc Sơn, Võ Nhai, Tràng Xá, Đại Từ… thuộc tỉnh
Lạng Sơn, Thái Nguyên… Ở Bắc Sơn, ông hoạt động rất tích cực. Tháng 10-
1939, ông bị Pháp bắt ở hang Mỏ Rẹ, xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn và bị đày lên
Nhà tù Sơn La.
Ở Nhà tù Sơn La ngày ấy có tổ chức cách mạng, trước yêu cầu của cách
mạng Chi bộ Đảng do đồng chí Tô Hiệu làm bí thư đã tổ chức cho Trần Đức
Thịnh và Nguyễn Văn Tường vượt ngục. Ra khởi nhà tù, hai ông được Đàm Văn
Lý là giao liên của cơ sở cách mạng tại Sơn La đón đi nhưng đến Chiềng Sôm,
ba người bị Pháp vây bắt, bắn chết (năm 1941) rồi chặt đầu đem về bêu trong
nhà tù. Đồng chí Tô Hiệu tìm cách lấy lại đầu của ông, bí mật chôn ở chân
tường nhà tù (có ý kiến cho rằng sau đó đồng chí Tô Hiệu trồng cây đào ở đó
làm dấu bởi Trần Đức Thịnh còn có một tên nữa là Trần Đức Đào, Lý Đào).
Hồ sơ của ông Trần Đức Thịnh lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Sơn La xác nhận
tù nhân chính trị bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La giai đoạn 1930-1945 kèm theo
danh sách tù nhân chính trị bị thực dân Pháp giam cầm tại đây. Văn bản ghi rõ:
Ông Trần Đức Đào (tức Thịnh, Lý) sinh năm 1897, quê quán: Cương Lập, Yên
Thế, Bắc Giang. Thời gian vào tù: 1939 - hy sinh năm 1941 tại Nhà tù Sơn La.
Trong tập Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La, phần danh sách các đồng chí trước đây
94