Page 95 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 95
bị giam cầm ở nhà tù đã từng giữ chức vụ cao của Đảng, Nhà nước gồm 106
đồng chí, cụ thể: “90. Trần Đức Thịnh: Xứ ủy viên Bắc Kỳ.”
Ngày 20.12.2017 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2053/QĐ-TTg về
việc cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sỹ Trần Đức Đào tức Trần Đức Thịnh.
12- Xứ ủy viên xứ ủy Bắc Kỳ - Hà Thị Quế
Ảnh: Bà Hà Thị Quế
Bà Hà Thị Quế tên thật là Lương Thị Hồng sinh ngày 15/8/1921 trong một
gia đình có truyền thống hiếu học và cách mạng tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình. Bà là hậu duệ của Trạng Nguyên, nhà toán học nổi tiếng
Lương Thế Vinh. Sinh ra trong một gia đình mà cả bố, mẹ, chú ruột đều là
những đảng viên cộng sản đầu tiên của Ninh Bình, dòng máu cách mạng đó đã
thấm vào bà ngay từ lúc còn nhỏ. 14 tuổi, bà Hà Thị Qué làm giáo viên cho Hội
Cứu tế do người cha và chú ruột thành lập nhằm hưởng ứng “Bức thư Ngỏ” của
Đảng Cộng sản Đông dương gửi các tổ chức đảng phái, các lực lượng dân chủ,
các tầng lớp nhân dân với mục tiêu đoàn kết chung trong một tổ chức Đông
Dương Đại hội. 17 tuổi tham gia Phường Cấy – một tổ chức tập hợp các chị em
phụ nữ yêu nước của xã và sau đó được bầu làm Bí thư Phụ nữ phản đế và đoàn
thanh niên phản đế rồi Bí thư Hội Phụ nữ cứu quốc xã. 19 tuổi được cử đi học
lớp quân sự do Xứ ủy Bắc Kỳ mở tại Hiệp Hòa, Bắc Giang. Có lẽ duyên với Bắc
Giang bắt đầu từ đây. 20 tuổi bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1939 thực hiện Nghị quyết của Trung ương, bà được Xứ ủy điều về Thái
Bình tham gia Ban cán sự Tỉnh ủy Thái Bình, trực tiếp phụ trách hai huyện Kiến
Xương và Tiền Hải là những địa phương có phong trào phát triển mạnh. Tháng
4/1944 bà Hà Thị Quế được điều lên ATK II phụ trách ba huyện Hiệp Hòa, Phú
Bình, Phổ Yên. Tháng 7.1944 bà Hà Thị Quế - Ủy viên Ban cán sự tỉnh Bắc
Giang từ An toàn khu II sang trực tiếp phụ trách hai huyện Yên Thế, Việt Yên
95