Page 90 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 90
năm 1968, một lần giao hàng xong tại Vĩnh Linh, đoàn xe quay về nơi đóng quân ở
Nghệ An. Khi vượt qua phà sông Gianh khoảng 5 km đến ngầm Xuân Kiểu thuộc
huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), đoàn xe gặp bom tọa độ của Mỷ. Ống dẫn xăng
xe bị đứt nhiều đoạn, két nước bị thủng, một lốp sau hết hơi, ông và đồng chí Bản
đi cùng bị thương nhẹ. Để cứu xe, đồng chí Bản phải dùng bi đông đựng nước làm
đồ đựng xăng rồi ngồi bên phải xe đổ vào bộ chế hòa khí để ông lái. Chặng đường
15 km ông phải lái xe đi trong hoàn cảnh như vậy. Ngay trong đêm đoàn xe về đến
vị trí an toàn, hôm sau khắc phục rồi lại lên đường làm nhiệm vụ.
Năm 1972, đế quốc Mỹ cho máy bay B52 đánh phá Hà Nội. Ở chiến trường
miền Nam quân ta đang thắng lớn. Từ Bắc vào Nam địch tảng cường đánh phá
hòng ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Nhu cầu lương thực, thực
phẩm, thuốc men, đạn dược lúc này vô cùng cấp bách. Trong khi đó đơn vị ông
gặp nhiều khó khăn về quân số, hệ số kỹ thuật nhiều xe không bảo đảm. Lúc này
đơn vị ông vận chuyển qua đất bạn Lào và dọc đường phải qua một con suối có
ngầm được lính lái xe đặt tên là ngầm “Quyết thắng”. Đây là một trọng điểm
địch đánh phá rất ác liệt. Là Chính trị viên phó Đại đội, ông để nghị cấp ủy, Ban
chỉ huy Đại đội giải pháp khắc phục. Vậy là ông chỉ huy 4 đồng chí mang dụng
cụ đào bới cùng lương khô, thực phẩm đủ dùng cho khoảng 10 ngày đến ngầm
“Quyết thắng tháo dỡ những bộ phận còn dùng được của những xe đã hỏng đem
về tu sửa cho những xe của đơn vị. Thậm chí ông và đông đội còn đào, đưa về
đơn vị một chiếc xe bị bom địch vùi lấp rổi sửa chữa, đưa vào hoạt động, lấy tên
là xe Quyết thắng. Hiện chiếc xe này đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân
khu IV.
Một kỷ niệm khác ông không bao giờ quên, đó là chuyển vận chuyển vào
chiến trường Quảng Trị. Hôm ấy (29/9/1972), đoàn xe đến bến phà Gianh
(Quảng Bình) thì bị máy bay Mỹ phát hiện, ném bom. Ông bị thương do một
mảnh bom găm vào đầu. Còn rất nhiều kỷ niệm đi theo Đại tá Nguyễn Thái
Giám cho đến hôm nay, như ông thường tâm niệm: “Cuộc đời binh nghiệp của
tôi luôn gắn với đồng đội, đồng chí, đồng bào thân thương và anh hùng. Ngày
20/5/1966 tôi vinh dự được kết nạp vào Đảng; ngày 3/9/1973 được Đảng, Nhà
nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang”. Sau năm 1975, Đại
tá, thương binh 2/4, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thái Giám được cử
đi học Trường Văn hóa tại tỉnh Lạng Sơn, rồi điều về làm Phó Hiệu trưởng
Trường lái xe Quân khu I, rồi Phó Chủ nhiệm Chính trị Cục Kỹ thuật, Đoàn
90