Page 46 - Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
P. 46
Nhu cầu về riêng tư
Con người có hai mặt, bên ngoài và bên trong. Bên ngoài có thể
là công cộng, nhưng bên trong không thể thế được. Nếu bạn làm
bên trong thành công cộng, bạn sẽ đánh mất linh hồn mình, bạn sẽ
đánh mất khuôn mặt nguyên thuỷ của mình. Thế thì bạn sẽ sống cứ
dường như bạn không có bản thể bên trong. Cuộc sống sẽ trở thành
buồn tẻ, vô tích sự. Điều đó xảy ra cho những người lãnh đạo cuộc
sống công - các chính khách, các diễn viên điện ảnh. Họ trở thành
công cộng, họ mất đi bản thể bên trong của mình hoàn toàn; họ
không biết họ là ai ngoại trừ điều công chúng nói về họ. Họ phụ
thuộc và ý kiến của người khác; họ không có cảm giác về bản thể
của mình.
Một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất, Marilyn Monroe, đã
tự tử, và các nhà phân tâm đã từng suy ngẫm về lí do tại sao. Cô ấy
là một trong những người đàn bà đẹp nhất từng có, là một trong
những người thành công nhất. Ngay cả tổng thống Mĩ, John F.
Kennedy, cũng yêu cô ấy, và hàng triệu người yêu cô ấy. Người ta
không thể nghĩ được bạn có thể có cái gì hơn nữa. Cô ấy có mọi
thứ.
Nhưng cô ấy là công cộng và cô ấy biết điều đó. Ngay cả trong
phòng ngủ đáng yêu của cô ấy khi tổng thống Kennedy ở đó, cô ấy
cũng nói với ông ấy là "Thưa ông tổng thống" - cứ dường như người
ta làm tình không với đàn ông mà với một thể chế.
Cô ấy là một thể chế. Dần dần cô ấy trở nên nhận biết rằng cô ấy
chẳng có gì riêng tư cả. Có lần cô ấy đã đứng làm mẫu cho cuốn
lịch khoả thân, và ai đó hỏi, "Cô có cái gì trên mình khi cô đứng làm
mẫu cho lịch này không?"
Cô ấy đáp, "Có chứ, tôi có cái gì đó trên mình đang bật - cái
radio."
Bị phơi bày, trần trụi, không cái ta riêng tư. Cảm giác của tôi là ở
chỗ cô ấy đã tự tử bởi vì đó là điều duy nhất còn lại mà cô ấy có thể
đã làm một cách riêng tư. Mọi thứ đều công cộng; đó là cái duy nhất
cô ấy có thể làm theo cách riêng của mình, một mình, cái gì đó tuyệt
đối thân thiết và bí mật. Các nhân vật công cộng bao giờ cũng có xu