Page 101 - Maket 17-11_merged
P. 101
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
tăng áp lực về thu gom và xử lý cho các đô thị. Nhiều đô thị, nhất là các khu đô thị mới
thiếu cây xanh, công viên, mặt nước; thiếu trường học, trạm y tế, sân chơi cho trẻ em,
người già và các đối tượng khác. Hệ thống nhà ở chưa đáp ứng nhu cầu của người dân,
số hộ phải ở nhà thuê/mượn có xu hướng tăng. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ hộ ở nhà thuê/
mượn đã tăng từ 14,2% năm 2009 lên 21,8% năm 2019. Điều đáng nói là tỷ lệ hộ ở nhà
thuê/mượn ở khu vực nông thôn cũng có sự gia tăng, từ 3,9% năm 2009 lên 6,3% năm
2019. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của khu vực nông thôn cũng thấp hơn so với
thành thị (22,5 m /người so với mức 24,5 m /người) . ĐTH tại nhiều khu vực đang diễn
2
2
26
ra theo chiều hướng mở rộng lãnh thổ sang khu vực nông thôn, nhiều khu vực sau nhiều
năm được ĐTH vẫn đang nợ các tiêu chí về cơ sở hạ tầng. Đây là một vấn đề bức xúc,
thách thức lớn về chất lượng sống của đô thị.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư phát triển
nhà ở tại các đô thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên, tình hình nhà ở đô thị vẫn đang là bài
toán căng thẳng. Diện tích nhà ở bình quân đầu người tại các đô thị nước ta còn quá thấp,
hiện mới chỉ đạt khoảng 5,4 m /người. Chất lượng nhà ở không bảo đảm, các điều kiện
2
về hạ tầng, môi trường yếu kém. Nhà “ổ chuột” còn chiếm tỷ trọng đáng kể tại các đô
thị. Cung - cầu mất cân đối nghiêm trọng, cộng với những tác động của chính sách không
hợp lý làm cho giá nhà ở quá cao so với thu nhập của nhân dân đô thị. Bên cạnh đó, vẫn
còn tồn tại của các khu nhà ở không chính thức, các “xóm liều”, “xóm bụi” đang là ung
nhọt của các đô thị hiện đại. Tại các đô thị miền Trung và miền Nam, đa số các khu nhà
ở không chính thức có điều kiện nhà ở rất kém, diện tích đất ở chỉ khoảng 2-4 m /người,
2
nhà ở lụp xụp, tạm bợ, hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém; môi trường trong các khu dân
cư này bị ô nhiễm nghiêm trọng nên đây còn gọi là các khu nhà “ổ chuột”.
Ba thập kỷ đô thị hóa vừa qua ở Việt Nam cho thấy, tốc độ mở rộng diện tích đô thị
đã tăng gấp ba lần so với tốc độ tăng dân số đô thị cùng thời kỳ. Tại các đô thị lớn, thời
gian đi lại tăng nhanh cùng với sự gia tăng tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các cửa ngõ
ven đô kể cả khi hạ tầng mới nâng cấp. Xu hướng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
chi phí đi lại của hộ gia đình sẽ tăng nhanh từ 17% năm 2002 lên đến 24% năm 2020 nếu
không có sự thay đổi. Điều này làm chất lượng cuộc sống ở đô thị lớn khó khăn hơn và
kém bền vững. Tình trạng ngập lụt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gia tăng nhanh tại các
khu vực mới phát triển. Thành tích xóa nhà ổ chuột qua nhiều năm tăng lên cùng với số
lượng các khu ổ chuột giải quyết tại các khu vực ven đô chứng tỏ những bất cập khi mở
rộng nhanh. Việc mở rộng đô thị gia tăng áp lực tài chính cho chính quyền trong việc đầu
tư và duy trì tiện ích đô thị.
Sự quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng dưới sức ép gia tăng dân số và di dân. Các
điều kiện về kết cấu hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố,…
không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân sống tại đô thị. Hệ thống trường lớp, đặc biệt
(26) Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục Thống kê
100