Page 103 - Maket 17-11_merged
P. 103
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
lên ĐTH, làng quê song hành hài hòa với phố phường, còn nông nghiệp bị thay đổi chức
năng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đan xen giữa sản xuất nông nghiệp đan
xen với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp chuyển từ sản xuất truyền thống,
lương thực là chính, phục vụ nhu cầu tại chỗ của nông dân, sang nông nghiệp phục vụ
nhu cầu đa dạng của đô thị, chủ yếu là rau quả, các loại thực phẩm tươi sống, an toàn,
giá trị cao. Sẽ chủ yếu phát triển theo hướng đa canh, đa ngành, đan xen với làm vườn,
giảm lệ thuộc vào mùa vụ, linh hoạt trái vụ, xoay chuyển quanh năm. Quy mô và cơ cấu
sản xuất đa dạng, ít có cánh đồng tập trung chuyên canh lớn. Chế biến được đầu tư với
công nghệ tiên tiến hơn, chú trọng đến xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, xuất
xứ địa lý… Cùng với phục vụ thị trường nông sản ở đô thị, nông nghiệp ở các vùng này
còn thực hiện chức năng nông nghiệp sinh thái, tạo vành đai xanh cho các thành phố, thị
xã, thị trấn. Nông nghiệp phục vụ đào tạo, giáo dục, gắn với du lịch nông thôn, du lịch
trải nghiệm… Nông nghiệp còn là vùng giảm các chấn động về an sinh xã hội của ĐTH,
phải tạo thêm dịch vụ, ngành nghề, công việc mới trong các chuỗi giá trị; phải thu hút
khách du lịch, tạo vành đai dịch vụ cho thành phố, tạo môi trường khởi nghiệp cho cả
đô thị và nông thôn.
Đô thị và nông thôn thiếu liên kết là hệ lụy của thiếu quy hoạch phát triển nông
nghiệp, nông thôn ven đô như nói trên và thiếu chiến lược phát triển kinh tế bao trùm.
Chưa tạo ra kết nối nông thôn – đô thị toàn diện và bền vững. Chưa hình thành được
những vùng thị tứ, thị trấn kết nối với nông thôn, những dịch vụ khu vực đô thị kết
nối với sản xuất nông nghiệp, nông thôn (trung tâm cung ứng nông sản, chợ đầu mối,
cụm ngành công nghiệp chế biến). Chưa gắn kết du lịch nông thôn-thành thị và thành
thị - nông thôn. Chưa đồng bộ công cụ quản lý phát triển đô thị, công tác quy hoạch đô
thị chưa đồng bộ và gắn kết với quy hoạch vùng, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và
kế hoạch đầu tư. Mô hình chính quyền đô thị và tổ chức bộ máy chưa phù hợp, chưa đáp
ứng với yêu cầu và các đặc trưng đô thị.
5.3 Tác động của đô thị hóa đến cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đất đai dùng cho
sản xuất nông nghiệp trước đây ngày càng bị thu hẹp. Các đô thị mới với chức năng chủ
yếu là phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong quá trình đô thị hóa, nông
nghiệp nông thôn nước ta đã có nhiều đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế chuyển đổi theo
hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thương
mại. Ngành nông nghiệp cũng chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển nông nghiệp
công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa
cạnh tranh quốc tế, năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Cơ cấu sản xuất từng
ngành được điều chỉnh, chuyển đổi theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và
cả nước gắn với nhu cầu thị trường.Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh
cả về giá trị sản xuất và lĩnh vực, hình thức hoạt động.
102