Page 102 - Maket 17-11_merged
P. 102

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           là ở các quận mới, khu đô thị mới, chịu những áp lực rất lớn do số học sinh tăng cao,
           đặc biệt các lớp đầu cấp. Những nơi có tốc độ ĐTH nhanh, có nhiều chung cư cao tầng
           mọc lên trở thành những “điểm nóng” quá tải về trường lớp. Tình trạng này sẽ còn trầm
           trọng hơn khi xu hướng người di cư đến các đô thị tiếp tục tăng trong khi nguồn lực để
           xây dựng các công trình hạ tầng khó khăn, quỹ đất đai ngày càng bị thu hẹp…Theo đánh
           giá của Tổng cục Thống kê, di cư là yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế, luồng di cư
           nông thôn - thành thị đóng góp đáng kể vào quá trình đô thị hóa và người di cư chủ yếu
           là thanh niên đã giúp cho lực lượng lao động ở đô thị được bổ sung và trẻ hóa. Đặc biệt,
           người di cư thường có mặt bằng trình độ chuyên môn cao hơn người tại chỗ, đã giúp cho
           nơi họ đến có thêm lực lượng lao động chất lượng. 31,7% người di cư là người có trình
           độ chuyên môn kỹ thuật, 23% là người có trình độ cao đẳng, đại học, trong khi tỷ lệ này
           ở người không di cư là 24,5% và 17%. Sự gia tăng dân số cơ học quá mức ở các đô thị
           sẽ đẩy các đô thị rơi vào tình trạng đô thị hóa “cưỡng bức” do sự quá tải về hạ tầng giao
           thông (ùn tắc, kẹt xe), việc làm, nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế, an ninh trật tự, tệ nạn
           xã hội.
               5.2 Tác động của quá trình đô thị hóa đến khoảng cách nông thôn - thành thị

                Những mâu thuẫn, bất cập do khoảng cách chênh lệch ngày càng doãng ra giữa
           nông thôn và thành thị là hệ lụy của mô hình kinh tế phân cách trong quá trình ĐTH.
           Ở đó, nền kinh tế thành hai mảng: đô thị năng động sáng tạo và hiệu quả cao, còn nông
           thôn lạc hậu, lùi xa trong bị động. Nông nghiệp và nông thôn tụt hậu ngày càng xa, nông
           dân có thu nhập thấp hình thành nên khoảng cách phát triển kinh tế xã hội rõ rệt giữa hai
           khu vực, nhất là các địa phương thuần nông và vùng xa, vùng sâu. Cùng với đó là tiềm
           ẩn các bất ổn chính trị và khủng hoảng môi trường do bất bình đẳng xã hội và mất cân
           bằng sinh thái. Về lâu dài, các chỉ số về thể chất con người ở nông thôn thấp hơn thành
           thị do chất lượng cuộc sống thấp hơn, sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng dân số và lao
           động nước ta trong các thập niên tới.

               Thay đổi chức năng của nông nghiệp, nông thôn cũng kéo theo nhiều bất cập,  đặc
           biệt là ở khu vực ven đô. Xuất hiện những vấn đề mới, đòi hỏi phải thay đổi tư duy quản
           lý và phát triển đối với nông nghiệp, nông thôn. Vùng ven các đô thị lớn, cùng như nhiều
           vùng nông thôn đan xen với đô thị vừa và nhỏ đương nhiên trở thành các khu vực cận kề
           thành phố, là nơi chuyển tiếp giữa đô thị và nông thôn; vừa có các hoạt động nông thôn
           vừa có các hoạt động đô thị, không hoàn toàn là đô thị, cũng không thuần túy là nông
           thôn. Các vùng này chịu tác động mạnh của ĐTH, không gian bị  biến đổi do mở rộng
           các khu đô thị mới ra vùng đồng ruộng, đồng thời cũng ôm gọn trong lòng đô thị nhiều
           làng xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống.
               Chính tại các vùng mà khái niệm nông thôn, đô thị rất đa dạng, mềm dẻo này diễn ra
           sự phát triển nông nghiệp, nông thôn rất đặc thù. Nông thôn phát triển gắn với ĐTH, tiến


                                                101
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107