Page 136 - Maket 17-11_merged
P. 136

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           lí chưa tốt sẽ gây ô nhiễm không khí và nguồn nước dẫn đến suy thoái và ô nhiễm môi
           trường, làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực ven đô.

                    Quá trình phát triển với tốc độ cao các khu CN cũng có những tác động xấu đến
           môi trường của toàn vùng nói chung và môi trường sản xuất – kinh doanh của các hộ
           nông, lâm nghiệp, thủy sản trong vùng nói riêng. Quá trình cấp phép đầu tư ồ ạt thiếu
           kiểm soát trong thời gian qua đã khiến nhiều khu vực trong vùng trở thành “bãi rác công
           nghệ” của một số nước. Nhiều khu CN, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, kể cả một số
           làng nghề ở khu vực nông thôn không đầu tư hệ thống xử lý rác thải (chất thải rắn, không
           khí, nước) và xả thẳng ra môi trường. Nhiều khu dân cư trong vùng phải sống chung với
           khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi và nước bẩn độc hại. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề không
           chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng sống của cư dân trong vùng mà còn gây thiệt hại
           nghiêm trọng tới kết quả sản xuất  kinh doanh của các hộ dân trồng trọt chăn nuôi và
           nuôi trồng thủy sản.

               5.6  Những tác động đến cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn
           mới

               Quá trình ĐTH tạo sức ảnh hưởng đến các vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực
           ven đô, mang tính chất giữa SXNN đan xen với SXCN và dịch vụ. Vùng ven đô có thể
           được hiểu là khu vực cận kề thành phố, là nơi vừa có các hoạt động nông thôn vừa có
           các hoạt động đô thị, nghĩa là không hoàn toàn là đô thị cũng không thuần túy là nông
           thôn và chịu tác động mạnh của ĐTH, làm biến đổi không gian do mở rộng các khu
           đô thị mới ra vùng đồng ruộng, đồng thời cũng ôm gọn trong lòng đô thị nhiều làng
           xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Như vậy cho thấy rằng
           vùng ven đô là một khái niệm mang tính đa dạng, mềm dẻo, tuỳ thuộc vào cấp, loại đô
           thị và tốc độ phát triển của đô thị. Đối với thị trấn nó là vùng ven khu vực đô thị; đối
           với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nó là các xã thuộc vùng ven khu vực nội thị; còn đối
           với thành phố trực thuộc Trung ương, đó là các xã, huyện vùng ven khu vực nội thị.
           Trong quy hoạch xây dựng, vùng ven đô có thể được coi là khu vực mở rộng đô thị
           trong giai đoạn quy hoạch.

               Quá trình ĐTH sẽ có những tác động tích cực mới để chuyển đổi cơ cấu lại ngành
           nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới. Việt Nam cần tập trung vào các đột phá về
           thể chế phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
           nông thôn; đổi mới mô hình tổ chức, liên kết sản xuất, phát triển thị trường; nâng cao
           trình độ sản xuất, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp, tăng cường khởi nghiệp sáng tạo
           trong nông thôn; cách thức thúc đẩy áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo chất
           lượng, an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh
           nông nghiệp…


                                                135
   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141